Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 được tổ chức tại Vĩnh Phúc

Ngày 31/8, Cục Nghệ thuật biểu diễn thông tin Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 sẽ được tổ chức thành 2 đợt. Đợt 1 diễn ra từ ngày 7 đến 16/9 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Đợt 2 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Dương.

Untitled8.jpg
Cảnh trong vở "Kiều" (Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP Hồ Chí Minh) - Giải xuất sắc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2021 đợt 2.

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 có sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ đến từ 13 đơn vị trên cả nước. Đây là các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp trong và ngoài công lập; các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc thuộc lực lượng vũ trang; các đơn vị nghệ thuật giao hưởng, nhạc, vũ kịch trong và ngoài công lập trên toàn quốc.

Mỗi đơn vị được tham gia Liên hoan bằng 1 chương trình, vở diễn có thời lượng từ 60 phút đến 110 phút, với các loại hình ca múa nhạc tổng hợp; các loại hình nghệ thuật phương Tây như: giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, thanh xướng kịch, broadway, opera…

Ban tổ chức lưu ý, các chương trình, tiết mục, vở diễn, vai diễn (trong nhạc kịch, vũ kịch…) đã đạt giải tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức không được tham gia Liên hoan.

Các chương trình, tiết mục, vở diễn, vai diễn… phải được cơ quan chức năng phê duyệt công diễn trước 15 ngày khai mạc Liên hoan. Các tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc, phần nhạc đệm cho hát, đệm cho độc tấu nhạc cụ phải được nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp tại sân khấu; riêng âm nhạc của múa có thể biểu diễn trực tiếp hoặc thu thanh trước.

Chương trình, tiết mục, vở diễn tham gia Liên hoan cần có chủ đề, nội dung rõ ràng, không trái với chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hướng đến chủ đề ca ngợi đất nước, con người Việt Nam. Ban tổ chức khuyến khích các chương trình, tác phẩm mang bản sắc văn hóa các dân tộc, vùng, miền, thể hiện sự phong phú, đa dạng về nghệ thuật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tặng thưởng Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho các chương trình, vở diễn chất lượng cao, gắn với các thành phần sáng tạo chương trình, vở diễn. Cùng với đó là Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho tiết mục, vai diễn (trong nhạc kịch, vũ kịch…) gắn với nhóm nghệ sĩ hoặc cá nhân nghệ sĩ biểu diễn.

Ngoài ra, dựa trên đề nghị của Hội đồng nghệ thuật, Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng xuất sắc cho chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc, nhạc sĩ, biên đạo, họa sĩ, thiết kế phục trang, diễn viên hát chính, diễn viên múa chính, nhạc công chính... Mỗi thành phần sáng tạo chỉ trao 1 giải.

Theo báo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Gần 1.000 học sinh tham gia ngày hội "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc" tại Bảo Thắng

Gần 1.000 học sinh tham gia ngày hội "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc" tại Bảo Thắng

Chiều 7/10, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện Bảo Thắng và Trường THPT số 2 Bảo Thắng tổ chức "Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số và phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời năm 2024" với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng số - thúc đẩy phát triển văn hóa đọc".

Tiếp thêm nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Tiếp thêm nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang tiếp tục được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào tháng 11 tới.

Văn hóa, phong cảnh Việt Nam đẹp ngỡ ngàng trong "Bond Live in Việt Nam"

Văn hóa, phong cảnh Việt Nam đẹp ngỡ ngàng trong "Bond Live in Việt Nam"

Tại "Good Morning Vietnam" mùa 2 với “Bond Live in Vietnam”, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, ánh sáng sân khấu đã làm âm nhạc của Bond thăng hoa và bùng nổ. Những tràng pháo tay liên tục vang lên trong khán phòng Trung tâm Hội nghị Quốc gia khi văn hóa truyền thống và phong cảnh Việt Nam hòa quyện trong các nhạc phẩm nổi tiếng thế giới. 

Hùng tráng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hùng tráng “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 6/10, chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Hà Nội.

Carnaval Áo dài "Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển"

Carnaval Áo dài "Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển"

Hình ảnh những người phụ nữ Thủ đô trong tà áo dài, cầm cờ hoa cùng nhân dân Hà Nội hân hoan đón mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô vào mùa thu tháng mười 70 năm về trước để lại những dấu ấn không phai mờ về khát vọng hòa bình, tinh thần, ý chí của Hà Nội.

Ẩm thực Việt: Từ giải thưởng đến thương hiệu

Ẩm thực Việt: Từ giải thưởng đến thương hiệu

Hàng loạt các món ngon, đặc sản của Việt Nam được tạp chí quốc tế vinh danh trong thời gian qua đang mở ra cơ hội cho nền ẩm thực. Tuy nhiên, để trở thành những “đại sứ” quảng bá cho văn hóa, ẩm thực Việt cần tạo được thương hiệu, tránh chạy theo thành tích mà bỏ qua chất lượng.

Trưng bày tài liệu lưu trữ về các cửa ô Hà Nội

Trưng bày tài liệu lưu trữ về các cửa ô Hà Nội

Theo thông tin từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa đọc trong năm 2024

Tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa đọc trong năm 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định về việc tổ chức các hoạt động truyền thông phát triển văn hóa đọc năm 2024. Theo đó, thông qua các hoạt động tuyên truyền để khuyến khích các tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc, định hướng và thúc đẩy xu hướng thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.

Hệ thống cơ sở dữ liệu - nền tảng phát triển ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình

Hệ thống cơ sở dữ liệu - nền tảng phát triển ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, dữ liệu đã và đang trở thành một trong những nguồn lực quý giá nhất, không chỉ là nền tảng mà còn định hình sự phát triển của các ngành kinh tế số. Với ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, việc phát triển cơ sở dữ liệu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề đã được đề cập tại hội thảo "Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình”, được tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội.

Hiểu hơn về Hà Nội thời Pháp thuộc

Hiểu hơn về Hà Nội thời Pháp thuộc

Cuốn sách Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) của tác giả Đào Thị Diến cho người đọc hình dung rõ hơn về một số lát cắt của lịch sử Hà Nội thời Pháp thuộc.

fbytzltw