Lễ kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3 tại Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2024).

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế, cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương dự lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái thể hiện sự tưởng nhớ, tri ân vị thủ lĩnh áo vải Hoàng Hoa Thám - Đề Thám, Anh hùng dân tộc, cùng các nghĩa quân nông dân kiên cường, bất khuất trong suốt 30 năm chống lại thực dân Pháp để bảo vệ non sông, đất nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta trước khi có Đảng, Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) được đánh giá là cuộc khởi nghĩa có vũ trang của nông dân với quy mô lớn nhất, trên bình diện rộng nhất, kéo dài nhất và oanh liệt nhất.

Với chiến thuật tài tình, nhiều trận đánh do Hoàng Hoa Thám chỉ huy làm cho giặc Pháp phải kinh hồn bạt vía, đến nay vẫn còn in đậm trong tâm trí của người dân Yên Thế nói riêng, nhân dân cả nước nói chung, như các trận Hố Chuối, Đồn Hom (Yên Thế), Cao Thượng (Tân Yên),… gây thiệt hại nặng nề cho quân giặc. Không những vậy, ông đã buộc thực dân Pháp phải hai lần ký hòa hoãn vào các năm 1894, 1901.

Đông đảo nhân dân dự hội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Đến ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam; đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên địa bàn rộng lớn. Lịch sử và nhân dân mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn của tướng lĩnh, nghĩa quân Yên Thế, đặc biệt là người Anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám. "Ba mươi năm giữ núi rừng. Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam" - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ.

Khởi nghĩa Yên Thế, cùng với chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt… đã viết nên những trang sử vàng chói lọi của vùng đất Bắc Giang "địa linh nhân kiệt", là một trong "tứ trấn" của kinh thành Thăng Long xưa, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa; là quê hương của nhiều văn quan, võ tướng, nhân sĩ, hiền tài của dân tộc.

Phó Thủ tướng ghi nhận: từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Bắc Giang luôn đoàn kết, cần cù, sáng tạo, kiên cường, dũng cảm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo, nhiều di sản văn hóa (trong đó có Cụm di tích Quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế) được bảo tồn, phát huy, gắn với phát triển du lịch. Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Theo Phó Thủ tướng, việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế là để ôn lại trang lịch sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta; bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám, các bậc tiền nhân, các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và cuộc sống hạnh phúc hôm nay. Đây cũng là dịp nhắc nhở, ôn lại truyền thống vẻ vang của vùng đất văn hiến, giàu truyền thống cách mạng và anh hùng, qua đó tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang tiếp tục đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, chung sức, đẩy mạnh đổi mới, hội nhập, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, vững bước đi lên, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa; phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, giàu mạnh, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đánh trống khai hội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, với quyết tâm giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, ngày 16/3/1984, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Khởi nghĩa Yên Thế, Lễ hội Yên Thế lần đầu tiên được tổ chức. Từ đó đến nay, ngày 16/3 dương lịch hàng năm, Lễ hội được duy trì tổ chức, ngày càng có thêm nhiều nội dung mới phong phú, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc Yên Thế nói riêng, nhân dân tỉnh Bắc Giang nói chung.

Tiếp nối truyền thống anh hùng cách mạng của Khởi nghĩa Yên Thế, khắc ghi những hy sinh xương máu lớp lớp thế hệ cha anh đã để lại trên mảnh đất này, hơn một thế kỷ qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bắc Giang không ngừng khắc phục khó khăn, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tận dụng tốt thời cơ đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, vươn lên trở thành điểm sáng của cả nước trên nhiều lĩnh vực." Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh.

Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Sau phần lễ các đại biểu và du khách thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế", với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, như: Nghệ sỹ Nhân dân Quốc Hưng, Nghệ sỹ Ưu tú Lương Huy, Đan Trường, Tùng Dương ... Chương trình gồm hai phần: "Hùm thiêng Yên Thế" và "Bắc Giang - Khúc ca ngày mới", được dàn dựng quy mô hoành tráng, công phu, mang tính sử thi nhằm ca ngợi công lao của Thủ lĩnh Lương Văn Nắm, Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng các nghĩa quân Yên Thế đã anh dũng chiến đấu, chống Thực dân Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Trong khuôn khổ lễ hội, nhiều hoạt động phong phú, có ý nghĩa đã được tổ chức, như: lễ cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đình Hả và dâng hương tại Đền thờ Lương Văn Nắm (xã Tân Trung, huyện Tân Yên); lễ cắt băng khánh thành công trình Đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế (thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế); khai mạc trưng bày Khởi nghĩa Yên Thế; lễ tế, lễ dâng hương, lễ phóng ngư, thả điểu; các giải thể thao bóng đá, cầu lông, bóng chuyền hơi, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

fbytzltw