Lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích

Các cơ quan liên quan đang tiến hành những quy trình làm hồ sơ đề nghị nâng hạng di tích Quốc gia làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) trở thành di tích Quốc gia đặc biệt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
phuoc-tich-486.jpg

Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã xác nhận thông tin trên và cho biết đang trong giai đoạn thực hiện những bước đầu tiên.

Theo ông Lộc, bảo tàng đã phối hợp với UBND huyện Phong Điền làm hồ sơ lý lịch trích ngang. Hồ sơ này sau đó trình lên UBND tỉnh và sẽ được gửi ra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xin ý kiến thỏa thuận chủ trương. Một khi thống nhất, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có văn bản gửi lại cho địa phương, tiếp đó mới tiến hành các thủ tục, hồ sơ theo trình tự.

Cùng ngày, ông Đoàn Quyết Thắng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho hay, tờ trình đề nghị thỏa thuận chủ trương xếp hạng làng cổ Phước Tích là di tích Quốc gia đặc biệt đã được UBND tỉnh gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Làng cổ Phước Tích được công nhận di tích quốc gia vào năm 2009. Ngôi làng cổ này được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, giáp với tỉnh Quảng Trị, cách TP. Huế 40km về phía Bắc, được thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông. Thời điểm được công nhận di tích quốc gia, làng được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước với hàng chục ngôi nhà rường - vườn truyền thống có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.

Du khách quốc tế tham quan làng cổ Phước Tích.

Du khách quốc tế tham quan làng cổ Phước Tích.

Cùng với đó, làng cổ Phước Tích vẫn giữ được hàng loạt hệ giá trị văn hóa như thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng (đình, chùa, nhà thờ họ, đền, miếu, am), cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng.

Ngày nay, làng cổ Phước Tích trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế với những hoạt động văn hóa nghệ thuật, trải nghiệm làng nghề… nhộp nhịp.

Những năm qua, bằng nhiều nguồn kinh phí, làng cổ Phước Tích đã được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện chiếu sáng, điện ngầm, đường lát gạch, bãi đỗ xe du lịch. Đặc biệt, có 23/25 nhà rường hoàn thành trùng tu, tôn tạo theo đề án “chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”.

Báo Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw