Lào Cai nỗ lực cải thiện chỉ số PCI

LCĐT - Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Lào Cai đạt 65,56 điểm, mặc dù tăng 0,93 điểm so với năm 2018 và vẫn thuộc nhóm đạt chất lượng điều hành kinh tế khá, nhưng thứ hạng của Lào Cai đã bị giảm khi chỉ xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố.

Lào Cai nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp.
Lào Cai nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp.

Đây là thứ hạng thấp nhất trong nhiều năm qua. Cụ thể, năm 2014, Lào Cai xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố; năm 2015 và năm 2016 cùng xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố; năm 2017 xếp hạng 11/63 tỉnh, thành phố và năm 2018 xếp thứ 12/63 tỉnh thành phố. Trong số 10 chỉ số thành phần của PCI Lào Cai năm 2019, có đến 6 chỉ số bị đánh giá giảm điểm, như chỉ số gia nhập thị trường (giảm 0,77 điểm), chỉ số chi phí thời gian (giảm 1,59 điểm), chỉ số chi phí không chính thức (giảm 0,65 điểm), chỉ số cạnh tranh bình đẳng (giảm 0,27 điểm), chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (giảm 0,48 điểm), chỉ số thiết chế pháp lý (giảm 1,49 điểm). Đây có thể xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giảm thứ hạng tới 13 bậc trong năm vừa qua. Từ kết quả đánh giá cho thấy, để nâng thứ hạng những năm tiếp theo trong bối cảnh các tỉnh, thành khác cũng đang thực hiện cải cách mạnh mẽ nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, đòi hỏi chính quyền các cấp và các sở, ngành liên quan phải có những giải pháp quyết liệt.

Với quyết tâm cải thiện và lấy lại vị trí top đầu trong bảng xếp hạng chỉ số PCI toàn quốc, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch cải thiện chỉ số PCI tỉnh Lào Cai năm 2020. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu chỉ số PCI tỉnh Lào Cai đạt 70,8 điểm. Trong đó, tỉnh tập trung cải thiện những chỉ số thành phần có điểm số sụt giảm năm 2019 nêu trên, đồng thời duy trì và cải thiện các chỉ số tăng điểm năm 2019 gồm: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, tính năng động, đào tạo lao động.

Cụ thể, đối với chỉ số thành phần chi phí gia nhập thị trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp tục thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đầu tư so với quy định; không đặt ra các khoản thu, điều kiện ràng buộc ngoài quy định; tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đầu tư; quán triệt, chỉ đạo công chức, viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ doanh nghiệp thân thiện, nhiệt tình.

Đối với chỉ số thành phần tiếp cận đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp, quy trình nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp từ 30 ngày xuống còn 15 ngày. Đồng thời, có biện pháp kiểm soát và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu của công chức, viên chức trong việc thực hiện các thủ tục về đất đai như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xếp hạng PCI của Lào Cai qua các năm.
Xếp hạng PCI của Lào Cai qua các năm.

Đối với chỉ số thành phần tính minh bạch, các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố công khai và kịp thời công bố thông tin về các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch sử dụng đất, danh mục dự án kêu gọi đầu tư; các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; các thông tin về chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp... trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử tỉnh và tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để doanh nghiệp biết, phục vụ cho định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó là nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc kịp thời cung cấp thông tin, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp và người dân; thời gian trả lời kiến nghị không quá 2 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị…

Ông Phạm Ngọc Lương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho biết: Tỉnh Lào Cai đã nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, chủ động thiết lập nhiều kênh, nhiều cách thức khác nhau để lắng nghe, tạo không gian mở và thân thiện, gần gũi giữa chính quyền các cấp, sở, ban, ngành với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa linh hoạt, quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành thực hiện chưa thực sự tốt. Đây là những vấn đề doanh nghiệp mong muốn thay đổi mạnh mẽ hơn nữa từ các cơ quan nhà nước trong thời gian tới.

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh không chỉ để nâng cao thứ hạng trên bảng xếp hạng PCI, mà mục tiêu chính là tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, tạo động lực thu hút các nhà đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Kinh nghiệm từ các tỉnh, thành có sự bứt phá về chỉ số PCI trong những năm qua cho thấy, để cải thiện và duy trì bền vững PCI, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian giữa ban hành và thực thi chính sách; tiếp tục đẩy mạnh tiến trình công khai, minh bạch các chính sách, chủ trương, nguồn lực phát triển, cơ hội tiếp cận thị trường đầu tư cho doanh nghiệp. Song song với đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư; ứng dụng rộng rãi hơn, triển khai hiệu quả hơn thủ tục hành chính công trực tuyến; tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh, đầu tư theo quy luật thị trường và pháp luật.

Theo ông Phạm Ngọc Lương, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, thời gian tới, hiệp hội sẽ phát huy hơn nữa vai trò “cầu nối” giữa doanh nghiệp với chính quyền. Tích cực tham gia phản biện chính sách của nhà nước và địa phương để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh. Chủ động đề xuất UBND tỉnh nội dung, kế hoạch đối thoại chính sách, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp định kỳ hằng quý hoặc đột xuất khi phát sinh nhiều nội dung cần thảo luận, tháo gỡ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw