Lào Cai kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc

LCĐT- Kiến nghị của tỉnh Lào Cai tập trung vào việc bị ảnh hưởng chính sách tại Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6/2021 về xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Lào Cai kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc ảnh 1
Quang cảnh buổi làm việc.

Ngày 14/1, đồng chí Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc tại tỉnh Lào Cai về tình hình thực hiện một số chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Tại buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Quốc hội, đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã nêu kiến nghị của tỉnh Lào Cai về một số chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Báo cáo với Đoàn công tác, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, những tác động của dịch bệnh Covid- 19 đối với tỉnh, nhất là trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa, quản lý biên giới.

Lào Cai kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc ảnh 2
Đồng chí Lý Bình Minh báo cáo với Đoàn công tác của Quốc hội.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh cho biết, sự đổi thay tích cực của tỉnh Lào Cai những năm gần đây luôn gắn liền với sự quan tâm, ưu tiên của Quốc hội, Chính phủ thông qua những chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng khó khăn.

Năm 2021, Quyết định số 861/QĐ-TTg được ban hành đã tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội, tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai. Lào Cai có trên 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo (theo tiêu chí mới) còn cao, ngay sau khi Quyết định có hiệu lực, có đến 186 nghìn người không được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế. Cùng với đó, nhiều học sinh vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn không còn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ các khoản đóng góp, hỗ trợ tiền ăn hằng tháng khiến tỷ lệ chuyên cần bị ảnh hưởng, số học sinh bỏ học có dấu hiệu gia tăng. Quyết định còn ảnh hưởng chính sách thu hút, hỗ trợ cán bộ, giáo viên vùng khó khăn, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm…

Lào Cai kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc ảnh 3
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, việc điều chỉnh chính sách không chỉ tác động đến Lào Cai mà nhiều tỉnh, nhiều vùng ảnh hưởng. Vấn đề này đã được bàn thảo ở nhiều cấp, ngành, trong đó có việc xem xét lại tiêu chí để xây dựng chính xác, có nên hay không nên lấy danh sách các xã nông thôn mới làm căn cứ chính. Lý do là xây dựng nông thôn mới đang khiến sự đổi thay rõ rệt về hạ tầng hơn là thay đổi thu nhập, đời sống của người dân, trong khi chính sách hỗ trợ lại tác động trực tiếp đến con người. Đây cũng là điều đang được Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và các cơ quan có liên quan quan tâm, có kiến nghị, đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Lào Cai kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc ảnh 4
Đoàn công tác tặng qua gia đình cố Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Tráng A Pao.

Trước đó, đồng chí Quàng Văn Hương và Đoàn công tác của Quốc hội đã tới thăm và tặng quà gia đình cố Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Tráng A Pao tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

fb yt zl tw