Lào Cai có 7 người có uy tín tiêu biểu được tôn vinh tại Chương trình "Điểm tựa của bản làng" lần thứ II, năm 2024

Từ ngày 14 - 16/6, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Chương trình "Điểm tựa của bản làng" lần thứ II, năm 2024 nhằm tôn vinh, động viên người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới, biển đảo. Tỉnh Lào Cai có 7 người có uy tín tiêu biểu được tôn vinh.

Chương trình "Điểm tựa của bản làng" lần thứ II, năm 2024 được Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức tại Hà Nội với tổng số 200 đại biểu người có uy tín tham dự, thuộc 47 dân tộc thiểu số, đến từ 42 tỉnh, thành phố biên giới, biển đảo trên cả nước.

3.jpg
Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lào Cai tham dự chương trình.

Trong đó, đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai có 7 người có uy tín tiêu biểu gồm các ông: Giàng Seo Sừ, dân tộc Mông, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai; Thền Văn Khương, dân tộc Nùng, thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai; Vàng A Cương, dân tộc Giáy, xã Bản Qua, huyện Bát Xát; Sào Đo Giá, dân tộc Hà Nhì, xã A Lù, huyện Bát Xát; Chu Che Xá, dân tộc Hà Nhì, xã Y Tý, huyện Bát Xát; Lồ Seo Páo, dân tộc Mông, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương; Lồ Củi Thàng, dân tộc Bố Y, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương.

Đây đều là những người có uy tín đang giữ các công việc trưởng thôn, bí thư chi bộ, công an viên bán chuyên trách của các địa phương, có nhiều cống hiến và thành tích trên các lĩnh vực, đặc biệt là bảo vệ đường biên, mốc giới của Tổ quốc, giúp Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

1.jpg
Các đại biểu người có uy tín toàn quốc chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Phủ Chủ tịch.

Tại chương trình, các đại biểu đã tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như được tiếp kiến Chủ tịch nước Tô Lâm và được Chủ tịch nước tặng quà; tham quan Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (K9); tham dự chương trình truyền hình trực tiếp Lễ tôn vinh "Điểm tựa của bản làng" trên kênh truyền hình VTV1 và được trao giấy chứng nhận, biểu trưng của chương trình.

2.jpg
Các đại biểu người có uy tín được trao giấy chứng nhận tại chương trình truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình VTV1 tối 16/6.

Chương trình "Điểm tựa của bản làng" lần thứ II, năm 2024 là nguồn động viên to lớn, giúp các đại biểu người có uy tín có thêm động lực để tiếp tục cố gắng cống hiến cho cộng đồng, là điểm tựa gắn kết giữa các dân tộc, là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam nơi biên cương, hải đảo của Tổ quốc. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw