Lan tỏa nghĩa tình, củng cố niềm tin

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững, thị xã Nghĩa Lộ đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tinh thần “ai có gì giúp nấy”, kết hợp nhiều nguồn lực triển khai hiệu quả Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định số 150 ngày 23/1/2025 của UBND tỉnh.
Triển khai đồng bộ
Trở lại thị xã Nghĩa Lộ những ngày này, đến thăm những căn nhà được xây dựng mới hoặc sửa chữa, trên khuôn mặt của từng người dân, ai nấy đều hiện hữu niềm vui, hạnh phúc và hy vọng cuộc sống no ấm. 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã  Lương Mạnh Hà phấn khởi: "Ban Chỉ đạo và UBND thị xã đã ban hành 22 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; giao các phòng, ban chuyên môn phối hợp tổ chức triển khai, rà soát, lập danh sách, thẩm định đối tượng được hỗ trợ, xây dựng lộ trình cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ vướng mắc được thực hiện thường xuyên, đảm bảo tiến độ, hiệu quả và đúng đối tượng thụ hưởng và triển khai phát động Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn thị xã trong năm 2025”. 
Ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 150 ngày 23/1/2025 phê duyệt Đề án, Nghĩa Lộ đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án cấp thị xã gồm 33 thành viên, do đồng chí Bí thư Thị ủy làm Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách và ban hành quy chế làm việc rõ ràng, hiệu quả. 
Các địa phương đã khẩn trương thành lập ban chỉ đạo cấp cơ sở, đảm bảo thống nhất về tổ chức, chỉ đạo theo đúng hướng dẫn, đồng thời kiện toàn các tổ công tác trực tiếp rà soát, giám sát, hỗ trợ hộ dân. Sau 3 tháng triển khai thực hiện, đến ngày 22/5/2025, thị xã Nghĩa Lộ đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho 122 hộ dân - khẳng định sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả của toàn hệ thống chính trị.
Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo không chỉ góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội mà còn lan tỏa các phong trào cũng như tinh thần "tương thân, tương ái”. Thực hiện Văn bản số 03 ngày 3/1/2025 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thị xã và Kế hoạch số 44 ngày 18/2/2025 của UBND thị xã về việc tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn thị xã trong năm 2025; MTTQ các cấp cùng với các xã, phường đã tổ chức phát động Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” với nhiều hình thức phù hợp, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả và được các tổ chức, cá nhân hưởng ứng tham gia. 
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã giúp hội viên nghèo làm nhà ở.
Đến ngày 2/6/2025, đã tiếp nhận kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã là 150 triệu đồng; các xã, phường tiếp nhận được chuyển lên Ủy ban MTTQ thị xã là 242 triệu đồng. Các địa phương huy động được 2.800 ngày công lao động của cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia trực tiếp vào quá trình làm nhà, vận chuyển vật liệu, đào móng, tháo dỡ, quy đổi tiền mặt hơn 574 triệu đồng. 
Thị xã đã kịp thời ghi nhận, biểu dương cấp ủy, chính quyền các xã, phường trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện cũng như ghi nhận sự nỗ lực và tích cực của các hộ gia đình trong việc triển khai làm nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình người có công theo chủ trương của Trung ương và tỉnh; đồng thời, tạo sức lan tỏa đẩy nhanh tiến độ hoàn thành 122 nhà trên địa bàn trước ngày 31/5/2025. 
Cụ thể: 7 hộ (2 hộ sửa chữa, 5 hộ làm mới) đã hoàn thành trước ngày 15/3/2025 (đợt 1); 25 hộ (18 hộ làm mới; 7 hộ sửa chữa) đã hoàn thành trước ngày 31/3/2025 (đợt 2). Ngoài ra, thị xã đã trao tặng đối với mỗi hộ hoàn thành nhà sớm là 3 triệu đồng/hộ và thăm hỏi tặng quà đối với những gia đình gặp khó khăn, đột xuất trong quá trình xây dựng.
Cách làm sáng tạo từng địa phương
Nghĩa An là một trong những địa phương đi đầu, thực hiện có hiệu quả Đề án. Xã đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, dồn sức, nỗ lực cho mục tiêu đã đề ra trong năm 2025. Cùng với đó, ngoài nguồn kinh phí được hỗ trợ, xã cũng huy động thêm nguồn lực, vận động sự chung tay của các tổ chức đoàn thể, thôn bản, họ hàng để hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng. Ngắm nhìn ngôi nhà mơ ước bấy lâu nay, bà Lường Thị Nối ở thôn Bản Vệ không giấu nổi niềm vui. 
Bà Nối rơm rớm xúc động: "Nhiều năm nay, gia đình tôi ở trong ngôi nhà cũ đã xuống cấp, mỗi khi mưa to, gió lớn là cả gia đình lại nơm nớp lo sợ. Sau khi rà soát, gia đình tôi được hỗ trợ tiền xây nhà, cùng với sự giúp đỡ của anh em họ hàng, bà con trong thôn, hiện gia đình tôi đang xây dựng căn nhà vững chãi với diện tích gần 100m2. Có nhà mới để ở, là động lực rất lớn để gia đình tôi ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển kinh tế để thoát nghèo”. 
Năm 2025, xã Sơn A có 32 hộ nghèo đăng ký xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có 12 hộ sửa chữa và 20 hộ làm mới. Đến thời điểm này, xã  đã tổ chức vận động cho nhân dân thực hiện, 100% hộ nghèo đã thi công nhà mới, trong đó trên 50% số nhà đã hoàn thiện. Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Thị Liên cho biết: "Chúng tôi rất vui và phấn khởi vì bà con được quan tâm hỗ trợ làm nhà. 
Do vậy, khi có chỉ đạo cấp trên, xã bắt tay ngay vào công việc. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đối với các căn nhà trong quá trình xây dựng, xã thường xuyên đôn đốc, huy động sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các thôn có hộ được thụ hưởng để giúp đỡ, hỗ trợ ngày công đẩy nhanh tiến độ. Do vậy, Sơn An đã hoàn thành 100% căn nhà được khởi công xây mới, sửa chữa sớm hơn so với tiến độ”.
Sau hơn 3 tháng triển khai quyết liệt, đồng bộ, Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát tại thị xã Nghĩa Lộ đã đạt được kết quả toàn diện và rõ nét. Toàn bộ 122 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà, hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra trong năm 2025. Trong đó, 103 nhà được xây mới, 19 nhà được sửa chữa với tiêu chuẩn bảo đảm "3 cứng” (nền móng cứng, khung tường cứng, mái cứng), diện tích sử dụng tối thiểu 40 m2, tuổi thọ công trình trên 20 năm, đồng bộ nhà ở với bếp, nhà vệ sinh đạt chuẩn, tổng kinh phí thực hiện đạt trên 6,7 tỷ đồng. 
Cùng đó, huy động hiệu quả từ nhiều nguồn: ngân sách Nhà nước, Quỹ "Vì người nghèo”, xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và sự đóng góp ngày công, vật liệu của nhân dân với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng. Giá trị bình quân mỗi ngôi nhà xây mới đạt khoảng 230 triệu đồng/nhà, nhiều hộ được cộng đồng, dòng họ hỗ trợ xây dựng nhà khang trang trên 300 triệu đồng.
Đề án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ không chỉ đạt được kết quả toàn diện, vượt tiến độ, đúng đối tượng mà còn thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của cộng đồng. Thành công của Đề án là minh chứng sinh động cho hiệu quả của các chủ trương lớn của Trung ương, của tỉnh được cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn cơ sở. 
Trần Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw