Làm gì khi mỏ Bạch Hổ cạn dầu?

Viễn cảnh mỏ Bạch Hổ cạn kiệt dầu không còn xa, trong khi giá dầu thế giới vẫn đang mức thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam. Lời giải nào cho bài toán khó này?

Hơn 30 năm đã trôi qua, kể từ khi dòng dầu thương mại đầu tiên được lấy lên từ mỏ Bạch Hổ. Nguồn "vàng đen" này đã góp phần rất quan trọng giúp Việt Nam xoay xở được tình thế nghèo đói, thu về ngoại tệ mạnh, khắc phục lạm phát phi mã, ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, viễn cảnh mỏ Bạch Hổ cạn kiệt dầu không còn xa nữa. Trong khi đó, giá dầu thế giới vẫn đang mức thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam.

Có lời giải nào cho bài toán khó này là vấn đề mà Tuổi Trẻ trao đổi với một chuyên gia dầu khí...

Mỏ Rạng Đông trên thềm lục địa Việt Nam.
Mỏ Rạng Đông trên thềm lục địa Việt Nam.

* Nhìn lại toàn bộ hành trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, nếu tóm tắt một cách ngắn gọn thì ông nói gì?

- PGS.TS Hoàng Văn Quý, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học - thiết kế dầu khí biển: "Thành công lớn nhất, mang tính lịch sử đặc biệt nhất của ngành dầu khí Việt Nam chính là ở mỏ Bạch Hổ. Nó quyết định đến toàn cục thất bại hay phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.

Chính mũi khoan tìm thấy dòng dầu thương mại lớn ở mỏ Bạch Hổ ngày 6-9-1988 đã xóa tan hết đám mây đen u ám của ngành dầu khí Việt Nam.

Đến thời điểm đó có quan điểm gần như thống nhất rằng cứ khoan đến tầng đá móng mà không thấy dầu thì nghĩa là không có dầu, phải ngừng lại để đi tìm chỗ khác...

Chính mũi khoan vào tầng đá móng ở giếng Bạch Hổ - 1 đã xóa tan quan điểm cũ này. Sau đó, tất cả các giếng khoan đều thực hiện như Vietsovpetro ở Bạch Hổ, tức khoan sâu vào móng ít nhất 300m để khai thác dầu.

Hơn 20 mỏ đã thành công như Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Rạng Đông, Nam Rồng Đồi Mồi, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Nam Trung Tâm Rồng, Ruby... Và dầu thu được từ đá móng chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thu được của toàn ngành dầu khí Việt Nam".

* Các công ty từng khoan thất bại trước đó đánh giá điều này thế nào, thưa ông?

- Họ vừa buồn vừa vui. Buồn vì hàng trăm triệu đôla đã đổ xuống cho các giếng khoan từ thời chính quyền Sài Gòn cũ đến năm 1988. Vui vì phát hiện mang tính đặc biệt đóng góp lớn cho ngành khai thác dầu khí thế giới.

Dầu tìm thấy được ở tầng đá móng Bạch Hổ đã thay đổi quan điểm dầu sinh ra trong lớp trầm tích hữu cơ ở bên trên.

Các chuyên gia Liên Xô vẫn quả quyết đó là dầu vô cơ sinh ra từ tầng đá móng dưới lòng thềm lục địa. Còn chúng tôi đến thời điểm này vẫn cho rằng đó là dầu hữu cơ sinh ra từ trầm tích. Nhưng tầng đá móng bên dưới cũng có các khu vực nhô lên cao.

Chính ở các "núi đồi" đá móng này, dầu hữu cơ từ trầm tích chảy vào cấu tạo nứt nẻ. Và chúng tôi khai thác từ đó...

Ký hợp tác khai thác dầu với Algeria.
Ký hợp tác khai thác dầu với Algeria.

* Ông có thể nói rõ hơn một chút về đá móng ở thềm lục địa Việt Nam?

- Đá móng nứt nẻ bao gồm các khối đá cổ như trầm tích biến chất, đá carbonat, đá macma xâm nhập, được hình thành trước khi tạo thành bể trầm tích ở thềm lục địa. Thân dầu, tức dầu trong khối đá móng nứt nẻ này có dạng khối, thường có kích thước lớn...

Lưu lượng dòng dầu từ các giếng khoan tầng đá móng thường khá cao, có khi đạt tới hàng ngàn thùng, hàng chục ngàn thùng một ngày đêm.

Riêng thân dầu trong khối đá móng mỏ Bạch Hổ có chiều dài khoảng 29km, rộng 6-8km, chiều cao khoảng 1.800m, ranh giới dưới 4.850m, tại khối Đông Bắc ranh giới này đạt tới 4.900m được phân chia thành các khối.

* Trở lại với vấn đề khai thác dầu khí, hiện mỏ Bạch Hổ đã bị sụt giảm và sẽ tiếp tục bị sụt giảm sản lượng?

- Đây là điều rất bình thường. Sau một thời gian khai thác, mỏ dầu sẽ sụt giảm và đi đến cạn kiệt. Chúng tôi dự báo Bạch Hổ và một số mỏ khác chỉ còn khai thác khoảng 10-20 năm nữa...

* Vậy thì ngành dầu khí Việt Nam có giải pháp gì để giải quyết tình trạng cạn kiệt dầu này?

- Giải pháp đầu tiên là đã và đang đi tìm kiếm, khai thác thêm những mỏ mới, nhưng đa phần là mỏ nhỏ, sản lượng dầu không lớn như Bạch Hổ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nỗ lực đẩy mạnh giải pháp này.

Nó còn có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền biển và thềm lục địa của chúng ta trong tình hình phức tạp hiện nay.

Giải pháp thứ hai là xuất khẩu nhân - vật lực dầu khí ra nước ngoài. Đội ngũ chuyên môn của Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, được đánh giá khá cao. Chúng ta có thể hợp tác với các nước để khai thác dầu như nhiều công ty quốc tế Mobil, Esso, Shell, BP... đã làm rất hiệu quả.

Hiện nay, ngành dầu khí Việt Nam có hợp tác khai thác với Nga, Algeria và đã có thu nhưng chưa cao. Riêng hợp tác dầu khí với Venezuela thì chúng ta bị thất bại, mất rất nhiều tiền, khoảng 700 triệu USD...

* Tại sao chủ trương "xuất khẩu" ngành thăm dò, khai thác dầu khí Việt Nam ra nước ngoài chưa thể thành công, thưa ông?

- Theo tôi, đó là vấn đề tổ chức. Phải có người chịu trách nhiệm cụ thể trước Nhà nước và pháp luật. Không thể để tình trạng thành công thì nhận lấy về mình, thất bại thì ai cũng né trách nhiệm cả.

Tôi nghĩ Việt Nam cần phải tổ chức lại chương trình đưa nhân - vật lực dầu khí ra nước ngoài. Đây là thế mạnh của chúng ta, hướng tháo gỡ cho sự sụt giảm sản lượng trong nước.

Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh ngành công nghiệp hóa dầu với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá tốt.

Nhưng làm cái gì cũng phải tính đến trách nhiệm và hiệu quả. Không thể để có tình trạng thua lỗ, sai phạm thì ai cũng chối, cũng đổ thừa...

Cảm ơn ông!

1 tỉ thùng dầu trong tầng đá phiến

* Gần đây, ngành công nghiệp khai thác dầu khí trong đá phiến của Mỹ đã làm đảo lộn thứ hạng các siêu cường dầu khí thế giới. Cụ thể là giá dầu thế giới sụt giảm, Mỹ không còn cần các mỏ dầu Trung Đông, Nga bị ảnh hưởng nặng nề. Ông nghĩ Việt Nam phải thế nào khi đối diện với vấn đề này?

- Là nhà khoa học, tôi nghĩ chắc chắn Việt Nam phải quan tâm đến dầu khí trong đá phiến. Viễn cảnh các mỏ ở thềm lục địa bị giảm sút, cạn kiệt không còn xa nữa. Nếu không có tầm nhìn xa và chuẩn bị các giải pháp chiến lược, chúng ta sẽ rơi vào khó khăn là không thể tránh khỏi.

Theo khảo sát địa vật lý, ngay ở bể Cửu Long trên thềm lục địa miền Nam có hai trũng trung tâm và Đông Bạch Hổ nhiều khả năng có mỏ dầu khổng lồ lên đến con số tỉ thùng trong tầng đá phiến.

Hiện nay, điều kiện của chúng ta khai thác dầu dưới tầng sâu này là chưa hiệu quả về kinh tế trong bối cảnh giá dầu thế giới đang giảm. Nhưng chúng ta phải nghiên cứu, phải chuẩn bị.

Việc rất cần làm ngay trong chiến lược phát triển dầu khí Việt Nam.

Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ quý II

Chiều 25/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh chủ trì phiên họp đánh giá tình hình hoạt động quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2025.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Chiều 24/4, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Từ ngày 1/6/2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, tất cả hộ và cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử, trong đó nhóm có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên bắt buộc dùng máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định mới đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quản lý thuế, song cũng đặt ra không ít thách thức trong khâu triển khai, đặc biệt với các hộ kinh doanh nhỏ, ở vùng sâu vùng xa.

Các đại biểu dự hội nghị.

Tập huấn nâng cao năng lực đấu thầu, đấu thầu qua mạng

Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp (Sở Tài chính) tổ chức hội nghị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu qua mạng; cập nhật Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và các văn bản hướng dẫn hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

fb yt zl tw