Ký ức những ngày tiếp quản Hà Nội nhìn từ "lăng kính" tài liệu lưu trữ

Thông qua các tài liệu lưu trữ quốc gia, các trưng bày tái hiện sống động không khí "năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về" tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954.

Không khí hân hoan ngày bộ đội tiếp quản Thủ đô Hà Nội. (Ảnh tư liệu TTXVN)
Không khí hân hoan ngày bộ đội tiếp quản Thủ đô Hà Nội. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm 61 Tràng Tiền, Hà Nội.

Đại diện đơn vị tổ chức, bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) cho biết triển lãm giới thiệu gần 100 hình ảnh, tài liệu lưu trữ là những minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.

Triển lãm chia thành 3 nội dung: Một số tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ, về Hiệp định Geneva; Về quá trình chuẩn bị tiếp quản; Về tình hình tiếp quản Hà Nội.

Theo bà Trần Việt Hoa, triển lãm là dịp nhìn lại một chặng đường lịch sử để thêm yêu, thêm tự hào và thêm trách nhiệm với Hà Nội, để đưa Thủ đô yêu dấu vượt qua mọi thử thách, cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới và hội nhập, tiếp tục lập được những thành tựu mới, xứng đáng hơn nữa với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước dành cho Thủ đô.

Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 20/10.

Khách tham quan như được sống lại không khí tươi vui ngày 10/10/1954.
Khách tham quan như được sống lại không khí tươi vui ngày 10/10/1954.

Cũng nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô.”

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào hồi 10 ngày 7/10 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, 9 Hoàng Diệu, Hà Nội.

Trưng bày tái hiện lịch sử các cửa ô của Hà Nội; cung cấp một góc nhìn trực quan, sinh động nhất về các hoạt động đời sống xã hội xung quanh các cửa ô và sự biến mất của hầu hết các cửa ô vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Bên cạnh đó, trưng bày giới thiệu về quá trình tiếp quản Thủ đô Hà Nội (10/10/1954) và những bước phát triển của Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất đến nay thông qua các nguồn sử liệu, các hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, các tài liệu viết bằng ngôn ngữ Hán Nôm và tiếng Pháp được lưu trữ tại Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO), Viện Thông tin Khoa học xã hội và đặc biệt là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố Hà Nội.

Trưng bày giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh với nội dung chia thành 3 chủ đề: "Cửa ô xưa" giới thiệu về lịch sử hình thành các cửa ô của Thăng Long - Hà Nội; "Cửa ô chiến thắng" kể lại sự kiện tiếp quản Hà Nội tháng 10/1954; "Cửa ô Hà Nội hôm nay" làm nổi bật sự thay đổi diện mạo của Hà Nội sau những thay đổi địa giới hành chính.

Nội dung trưng bày “Hà Nội và những cửa ô".
Nội dung trưng bày “Hà Nội và những cửa ô".
Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

fb yt zl tw