Kiên quyết bác bỏ luận điệu xuyên tạc về kỷ nguyên mới của dân tộc

Thời gian qua, trong nhiều bài phát biểu và bài viết quan trọng, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ việc xác lập tư duy, lý luận về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị lập tức lớn tiếng lu loa, ra sức xuyên tạc, chống đối. Thâm hiểm hơn, núp dưới các chiêu bài đóng góp ý kiến, hội luận, hội thảo, giả danh khoa học… nhiều đối tượng đã đưa ra những luận điệu sai trái, bịa đặt về kỷ nguyên mới nhằm xuyên tạc, đả phá những định hướng chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và đồng chí Tổng Bí thư hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng Cộng sản, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số được truyền trực tuyến tới điểm cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương trong cả nước.

Phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số được truyền trực tuyến tới điểm cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương trong cả nước.

Thực hiện âm mưu chống phá, thế lực thù địch ra sức tuyên truyền cho rằng: Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là không rõ ràng, không thể xác định rõ được nội hàm, do đó tất yếu không thể hiện thực hóa được; việc xác định đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với những bước phát triển đột phá là tư tưởng chủ quan duy ý chí, ảo tưởng vì không cơ sở để thực hiện trên thực tế… Đồng thời các đối tượng ra sức xuyên tạc những định hướng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Đảng ta xoay quanh việc xác định và chuẩn bị các điều kiện, tiền đề để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Mục đích của chúng nhằm gây hoang mang, nghi ngờ để từ đó hướng lái, tác động tạo ra nhận thức sai trái, lệch lạc làm suy giảm niềm tin, ý chí của cán bộ đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới làm chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đây cho thấy việc nhận diện nhanh chóng, chính xác và kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước là vô cùng quan trọng và cấp bách.

Trước hết cần phải khẳng định, “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” hoàn toàn không phải là một khái niệm mù mờ, không thể xác định được như các thế lực thù địch rêu rao, tuyên truyền, mà có nội hàm cụ thể, rõ ràng. Bản thân khái niệm kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử, phân kỳ lịch sử theo những biến cố lớn hoặc những sự kiện, dấu mốc mang tính bước ngoặt. Mặc dù có thể được phân chia theo những tiêu chí khác nhau nhưng dù theo tiêu chí nào thì kỷ nguyên sau bao giờ cũng đánh dấu một thời kỳ phát triển mới với những bước nhảy vọt về chất so với các giai đoạn trước đó.

Với cách tiếp cận như vậy, kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam được Tổng Bí thư Tô Lâm xác định đó là: “kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu”.

Không chỉ được xác định, làm rõ những nội dung cơ bản về mặt lý luận, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam còn hội đủ mọi điều kiện để được hiện thực hóa trên thực tế. Trải qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu với trình độ phát triển thấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước đang phát triển có thu nhập trung bình với quy mô nền kinh tế vào năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986, thuộc top 40 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2024, quy mô nền kinh tế đã đạt hơn 470 tỷ USD, đứng thứ 32 thế giới.

Từ một nước từng chịu bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực một cách sâu rộng, toàn diện. Không những thế, Việt Nam đang phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực của mình tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng, chủ động, tích cực đóng góp sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế để chung tay xây dựng, giữ vững môi trường quốc tế hòa bình, ổn định theo đúng phương châm: Là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế được khẳng định tại Đại hội XIII.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức đan xen, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết dân tộc, bảo đảm cao nhất lợi ích chính đáng, hợp pháp của quốc gia, dân tộc; tiến bộ, công bằng xã hội được thực hiện gắn liền với tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hiện chỉ còn 1,93% (theo chuẩn đa chiều) so với mức 60% năm 1986, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận… Với những thành tựu vĩ đại đạt được trên tất cả lĩnh vực, chúng ta có thể tự hào khẳng định rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Từ nay đến năm 2030 được Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập một trật tự thế giới mới, đồng thời cũng là giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để chúng ta đạt được mục tiêu chiến lược đến năm 2030 và năm 2045. Những khó khăn, thách thức đến từ diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực là không thể phủ nhận, nhưng thời cơ, thuận lợi mang đến cũng không hề nhỏ. Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đã đem đến vận hội lớn cho các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển như Việt Nam, nếu nắm bắt tốt có thể đi tắt đón đầu để tạo ra những bước phát triển vượt bậc, những bước nhảy vọt về chất trên mọi lĩnh vực. Có thể thấy, với những thời cơ mà bối cảnh thời đại mang lại cùng những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được qua gần 40 năm đổi mới đất nước thì hiện tại chính là thời điểm hội tụ tổng hòa các lợi thế, sức mạnh, cơ hội để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới.

Thực tiễn đã chứng minh quan điểm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam hoàn toàn không phải là một nhận định mang tính chủ quan, nóng vội. Trái lại, đó là kết quả của sự nhìn nhận, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện, thấu đáo trên cơ sở những thành tựu vĩ đại mà Việt Nam đạt được sau gần 40 năm đổi mới cũng như dự đoán, dự báo một cách khoa học, sáng suốt. Mặc dù chỉ rõ những điều kiện hiện thực cùng cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc song với tinh thần khách quan nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng khẳng định cùng với thuận lợi, thời cơ thì chúng ta vẫn đang phải đối mặt không ít các khó khăn, thách thức. Tiêu biểu có thể kể đến: sự phát triển đất nước theo chiều rộng đạt đến giới hạn cần nhanh chóng chuyển sang phát triển theo chiều sâu; còn nhiều điểm nghẽn, nút thắt cần được tháo gỡ nhanh chóng bằng những biện pháp quyết liệt nhất là ba điểm nghẽn về “thể chế, hạ tầng, nhân lực” để khai thông và phát huy tối đa sức mạnh của các nguồn lực trong và ngoài nước cho quá trình phát triển; bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ (nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch) được chỉ ra từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) vẫn còn tồn tại, thậm chí có mặt còn diễn biến phức tạp hơn…

Từ đây, đồng chí Tổng Bí thư cũng xác định để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới cần quyết tâm thực hiện cho được các định hướng chiến lược như: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, bảo đảm Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên bứt phá, tăng tốc trong kỷ nguyên mới; tăng cường tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nhằm tập trung tháo gỡ điểm nghẽn lớn nhất trong ba điểm nghẽn là thể chế; tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm đồng bộ, kết nối, thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện chuyển đổi số hướng đến xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, đồng thời tạo động lực mới cho phát triển, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi do Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, đưa đất nước đi tắt đón đầu phát triển vượt bậc; đẩy mạnh phòng chống lãng phí tương đương với phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; thực hiện đồng bộ các giải pháp định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình, trong đó cần đặc biệt chú trọng thực hiện các đột phá mạnh mẽ, quyết liệt về thể chế phát triển; tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt… Tất cả vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Cùng với đó, nhiệm vụ quan trọng cũng cần phải được thực hiện nhanh chóng, quyết liệt là kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đồng thời đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng, đầy đủ về nội hàm, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như cơ sở hiện thực của kỷ nguyên mới. Từ đó góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo ra sự nhất quán về nhận thức, tư tưởng; tập trung, thống nhất trong hành động nhằm phát huy sức mạnh tổng thể của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Việc gì có lợi cho người dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm” và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Thương người như thể thương thân”, Thiếu tá Phạm Quang Thảo, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trịnh Tường (Bát Xát) đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khu vực biên giới có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lan tỏa khát vọng vươn lên, ý chí quyết tâm mới, khí thế mới trong công nhân, lao động

Lan tỏa khát vọng vươn lên, ý chí quyết tâm mới, khí thế mới trong công nhân, lao động

Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I - năm 2025 nhằm khích lệ công nhân cả nước nỗ lực phấn đấu trở thành đảng viên, vững niềm tin tiến bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, thúc đẩy sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên trong công nhân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát

Sáng 16/2, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã có buổi làm việc với huyện Bát Xát nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Kim Thành - Ngòi Phát và Dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường: Lào Cai đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường: Lào Cai đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay

Trao đổi với các doanh nhân tại Chương trình “Cà phê Doanh nhân - Gặp mặt đầu xuân” được Hội Doanh nhân trẻ tỉnh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức sáng 16/2 tại thành phố Lào Cai, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Lào Cai đang đứng trước thời cơ, vận hội phát triển lớn nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay nên chính quyền, Nhân dân và doanh nghiệp cần cùng quyết tâm, vun đắp cho khát vọng đổi mới, vươn lên.

Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới

Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu. Tinh gọn tổ chức bộ máy, tiết kiệm tiền chỉ là một phần, quan trọng hơn cả là hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy, đưa đất nước phát triển lên. Đây là điều mong mỏi nhất.

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Chiều 15/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Đại biểu Sùng A Lềnh tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đại biểu Sùng A Lềnh tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 15/2, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường. Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai phát biểu tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

fb yt zl tw