Không chủ quan với bệnh đau mắt đỏ

Bộ Y tế cho biết, số người mắc bệnh đau mắt đỏ đang tăng cao tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Ðà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... Tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây lan… nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Thời gian qua, nhiều người bệnh chủ quan, không điều trị đúng cách nên bệnh kéo dài, thậm chí gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4751948144850_159c9665a0ccd1a8547ec37cbf9d2fbb.jpg
Các bác sĩ khuyến cáo người bị đỏ mắt cần được thăm, khám kịp thời

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là tình trạng một lớp màng phủ ở phía trước lòng trắng và mặt sau của mi mắt. Bệnh xuất hiện sau khi tiếp xúc nguồn lây từ năm đến bảy ngày, đầu tiên với triệu chứng đỏ mắt, sau đó sưng mí, chảy nước mắt và gỉ ghèn, dính chặt mi mắt sau khi ngủ dậy. Mắt cộm cảm giác như có dị vật, tuy nhiên không đau nhức, không mờ mắt. Ðây là một điểm quan trọng để phân biệt với các bệnh đỏ mắt do các nguyên nhân nguy hiểm khác như viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucoma…

Các bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa cho biết, bệnh đau mắt đỏ thường kéo dài từ một đến hai tuần, tùy độc lực của tác nhân và phản ứng của cơ thể. Trong quá trình diễn biến của bệnh, có thể gây ra những triệu chứng nặng như xuất hiện giả mạc, trợt loét giác mạc; mắt sưng nề hơn và cộm chói nhiều khó mở mắt, chảy nước mắt màu hồng vì có lẫn máu, khi lật mi lên sẽ thấy xuất hiện lớp màng dày trắng ở mặt trong của mi mắt. Lớp màng này nếu để lâu sẽ dày cứng, cọ xát vào giác mạc (tròng đen), làm giác mạc bị trầy xước hoặc trợt rộng, có thể dẫn đến viêm loét giác mạc. Ở giai đoạn lui bệnh (thường từ năm đến bảy ngày) có thể xuất hiện các biến chứng viêm ở trên giác mạc. Tình trạng viêm này có thể xuất hiện ở lớp biểu mô hoặc dưới biểu mô, thường kéo dài, hay tái phát cho nên người bệnh nên cần được theo dõi và điều trị.

Bệnh đau mắt đỏ thường lây do tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn của nước bọt, hoặc bắt tay, dùng chung khăn, chậu rửa mặt. Bệnh cũng lây gián tiếp qua các tiếp xúc trung gian như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, nước bể bơi...

Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, như: vi-rút, vi khuẩn, vi nấm, dị ứng... trong đó nguyên nhân chủ yếu là Adenovirus, Coxsakievirus và Enterovirus với tỷ lệ khác nhau và tùy theo vùng dịch tễ. Với mỗi loại vi-rút có những đặc điểm riêng, như Enterovirus có thể gây bệnh cấp tính và diễn biến nặng, trong khi đó Adenovirus hay gây ra viêm giác mạc mạn tính... Bệnh thường xảy ra khi giao mùa, nhất là từ hè sang thu và lây lan mạnh trong cộng đồng thành dịch. Năm nay, dịch xảy ra đúng mùa tựu trường khiến số ca mắc càng tăng cao.

Nhìn chung bệnh thường lành tính, ít gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nhưng lại ảnh hưởng nhiều sinh hoạt, học tập và công việc. Bệnh sẽ khỏi sau khoảng 4-5 ngày, nếu được phát hiện và điều trị đúng. Nhưng nếu chủ quan, điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm, loét giác mạc dẫn đến khó điều trị hơn. TS Hoàng Cương, Trưởng phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, mặc dù chưa có những số liệu thống kê, nhưng thực tế đã ghi nhận có một số ca biến chứng, do đó người dân không nên chủ quan khi bị đau mắt đỏ.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Ðặng Xuân Nguyên (Hội Nhãn khoa Việt Nam), điều trị bệnh đau mắt đỏ thường không có các loại thuốc đặc hiệu, bởi nguyên nhân thường là do virus không chịu tác dụng của các loại kháng sinh. Tuy nhiên các bác sĩ thường kê đơn kháng sinh tra mắt liều trung bình để phòng ngừa bội nhiễm vì sau khi nhiễm trùng kết mạc do virus, sức đề kháng của kết mạc kém đi, dẫn đến dễ bội nhiễm vi khuẩn. Các chế phẩm dinh dưỡng kết giác mạc hay được dùng như các dạng nước mắt nhân tạo giúp tăng cường khả năng hồi phục của bề mặt nhãn cầu, làm giảm kích ứng và giảm các triệu chứng khó chịu ở mắt. Các thuốc kháng viêm dạng corticoid có thể được xem xét để điều trị một số trường hợp cụ thể xuất hiện tình trạng viêm quá mức. Việc dùng các loại thuốc này phải do các bác sĩ kê đơn và được theo dõi cẩn thận.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua để sử dụng vì thuốc có thể làm giảm miễn dịch của kết mạc, làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như viêm loét giác mạc, làm bệnh tiến triển kéo dài...

Ngoài ra, khi mắt có giả mạc thì phải được làm thủ thuật bóc giả mạc, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nặng nề. Thủ thuật này phải được làm ở phòng tiểu phẫu vô trùng để tránh bội nhiễm các vi khuẩn khác. Ngoài các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc mắt và toàn thân để tăng cường hiệu quả điều trị.

Liên quan đến thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc sử dụng các mẹo dân gian trị đau mắt đỏ, các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo không nên sử dụng các phương pháp đó. Như việc sử dụng lá trầu không để xông mắt, thì trong lá trầu có tinh dầu nóng, khi vừa xông xong, người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm (lầm tưởng có tác dụng chữa bệnh), nhưng sau đó mắt sẽ càng phù nề, bệnh càng trở nặng, có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc, nhiễm khuẩn nặng hơn. Tương tự, việc đắp lá diếp cá, đắp nha đam vào vùng mắt khi bị đau mắt đỏ rất dễ gây cho mắt bội nhiễm hơn vì diếp cá, nha đam thường không được xử lý bảo đảm vô trùng... Do đó người dân cần tránh các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng vì đã có nhiều trường hợp bị biến chứng nặng nề khó hồi phục thị lực...

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng. Các đơn vị liên quan bên cạnh tổ chức tốt việc tư vấn, điều trị, cần chuẩn bị đầy đủ không để thiếu thuốc và vật tư, hóa chất, thiết bị phòng chống dịch; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế; tăng cường tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ để người dân hiểu được nguyên nhân, đường lây và biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng; thực hiện các biện pháp phòng bệnh trong trường học...

Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo, để phòng tránh bị nhiễm bệnh, trong mùa dịch nên hạn chế chỗ đông người, đeo khẩu trang và kính mắt khi tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ, thường xuyên rửa tay bằng xà-phòng hoặc cồn sát khuẩn tay sau khi tiếp xúc với các đồ vật ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, ghế ngồi công cộng, máy tính công cộng... rửa mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Trong các trường học nên tổ chức vệ sinh không gian sinh hoạt học tập, vui chơi bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt. Bệnh nhân đau mắt đỏ cần tăng cường ý thức vì cộng đồng để tránh lây nhiễm cho người khác.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Nhiều phụ huynh cảnh giác trước các loại kẹo giá rẻ, không rõ xuất xứ

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở một số nơi phát hiện loại kẹo giá rẻ, nghi có chất cấm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều phụ huynh trên địa bàn thành phố Lào Cai càng hoang mang hơn khi nhiều loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hình thức bắt mắt đang được bán phổ biến trên thị trường, đặc biệt ở các hàng, quán trước cổng trường học. 

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Rèn kỹ năng cho lao động trẻ

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) bình quân cứ 10 thanh niên thì có 1 người bị thất nghiệp. Nguy cơ mất việc làm của số lao động trẻ cũng cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu được xem là giải pháp để lao động trẻ tìm kiếm được cơ hội việc làm cũng như nâng cao kỹ năng cho mình khi ra trường.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Giảm áp lực, bám sát tinh thần đổi mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán) và hai môn tự chọn trong số các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Những đại biểu Hội đồng Nhân dân “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì Bài 1: Nữ đại biểu quyết tâm “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Tỉnh vùng cao, biên giới Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc, với 66% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Hà Nhì chỉ sinh sống ở một số xã vùng cao huyện Bát Xát, thuộc nhóm dân tộc có dân số ít nhất tỉnh, với gần 5.000 người. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống đồng bào Hà Nhì ngày càng no ấm. 

Thăng trầm nghề mộc

Thăng trầm nghề mộc

Nghề mộc là một trong những nghề truyền thống của người Việt. Từ những tấm gỗ, người thợ mộc sử dụng đôi tay khéo léo, mắt thẩm mỹ và năng khiếu nghệ thuật để làm ra sản phẩm độc đáo, với họa tiết, hoa văn tinh tế. Ở Lào Cai, nghề mộc tuy không phát triển thành làng nghề nhưng vẫn được nhiều người theo đuổi, giữ gìn và quyết tâm sống cùng nghề.

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Diễn biến mới liên quan tới Trường Tiểu học và THCS The Light Academy

Tâm lý học sinh bị “xáo trộn”, giáo viên "ngậm ngùi" dạy học không lương, nhiều phụ huynh chủ động rút hồ sơ cho con sang trường khác trong khi Ban Giám hiệu nhà trường vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về “tương lai” của ngôi trường. Đó là những phản ánh mới nhất mà phóng viên Báo Lào Cai được tiếp nhận sau vụ lùm xùm tại Trường Tiểu học và THCS The Light Academy.

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Văn Bàn: Tích cực hướng dẫn vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Thành lập các câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc nội dung số 3 “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị” nằm trong Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Hội LHPN huyện Bảo Yên: Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng

Ngày 30/11, tại xã Nghĩa Đô, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức thành công buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng cụm số 3 trên địa bàn huyện. Đây là chương trình thuộc hoạt động truyền thông của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bát Xát có 32 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 9 xã được thụ hưởng Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Đến nay đã có 32 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập, là hạt nhân  tích cực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Triển khai sửa rào chắn và đóng các lối vào tự phát trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Tính đến thời điểm hiện tại, việc sửa chữa hàng rào thép gai và lưới thép B40 bảo vệ cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị kẻ gian phá hoại đã cơ bản hoàn thành. Cùng với đó, đơn vị quản lý, vận hành đường cũng phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức đóng các lối vào tự phát để đảm bảo an toàn giao thông.

fb yt zl tw