Khoảng trời quê ngoại

Đi qua những vội vã, xô bồ, tấp nập, người ta lại muốn tìm về chốn bình yên để nương náu cảm xúc, tìm cho mình những ký ức dịu êm của những ngày còn chưa vội vã.

Khoảng trời bình yên trong tôi là những tháng ngày tuổi thơ nơi quê ngoại. Nơi ấy có những đồng lúa trổ bông trĩu nặng dưới ánh hoàng hôn quê, có tiếng sáo diều vi vút và những chú trâu béo núc ních nằm thảnh thơi bên lũy tre. Tuổi thơ tôi là những buổi chạy nhảy khắp đồng quê, đuổi theo lũ cào cào, châu chấu, mồ hôi mướt mải nhưng vẫn không quên hít hà hương lúa mới.

Nhớ những ngày chạy theo cậu đi kéo vó, người lấm lem bùn đất, nhưng vẫn hào hứng mong chờ mỗi lần cất vó xem "chiến lợi phẩm" của cậu. Có cá, có tôm, to có, nhỏ có nhảy tanh tách trong vó. Vậy là chiều về thể nào tôi cũng được cậu đãi một bữa thịnh soạn.

Ảnh minh họa: baolongan.vn

Ảnh minh họa: baolongan.vn

Ký ức tuổi thơ tôi còn có những tháng ngày êm đềm bên bà ngoại, bên những bữa cơm đạm bạc mà sao khắc ghi vào tâm trí, để khi lớn lên rồi, tôi vẫn không sao quên được cái vị ngon ngọt, mát lành của những bữa cơm ấy.

Ngoại tôi khéo lắm, kiểu gì cũng lo cho chúng tôi được bữa ăn trọn vẹn. Khi được gửi về quê với ngoại, những bữa cơm tuổi thơ không có thật nhiều món như bây giờ, chỉ là bát canh suông, vài con tép, vài con cá khô hay vài miếng đậu phụ, ấy thế mà qua bàn tay của ngoại, hương vị ấy theo tôi tới khi tóc đã điểm sương.

Tôi thường hay tìm về khoảng ký ức khi ở cùng với ngoại. Những bữa cơm với ngoại trên manh chiếu trước hiên nhà, ngoại có gì cũng gắp cho tôi, vừa gắp, ngoại vừa luôn miệng “ăn đi con!”. Ngoại biết tôi phải xa quê, xa bố mẹ nên có lẽ ngoại chiều tôi hơn hẳn các em con các cậu, các dì. Có củ khoai, củ sắn vùi, ngoại cũng luôn dành phần cho tôi trước.

Sau này đi học đại học rồi, chị em tôi vẫn hay đạp xe về quê. Lúc thì dì cho vài củ khoai tây, lúc thì cậu lại cho vài con cá, vài cân gạo, ấy thế mà giúp chị em tôi vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, “nuôi lớn” cả miền ký ức quê ngoại trong tôi.

Hương quê dịu ngọt khiến người ta càng sống trong bận rộn lại càng khắc khoải muốn tìm về. Ở đó là cả khoảng trời yên bình với những ruộng lúa xanh mướt mà lúc lúa trổ bông thì cả một vùng quê nhuộm màu vàng óng.

Chiều quê hương lúa theo khói lam chiều trở thành hương quê trong tâm trí, bao năm xa quê nhưng mỗi lần nhìn thấy những cánh đồng bát ngát thì hương quê lại quay trở về len lỏi trong “ngõ ngách” của ký ức. Ta chợt nhận ra, những năm tháng tuổi thơ chính là trạm dừng chân bình yên trong mỗi con người...

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng các địa phương tổ chức Triển lãm đặc biệt với chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 16/5.

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

fb yt zl tw