Khó khăn xử lý tội phạm lừa đảo công nghệ

Theo nhận định của các chuyên gia an ninh mạng, hơn 90% các vụ lừa đảo trên không gian mạng không bao giờ lấy lại được tiền.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
hk.jpg
Ảnh minh họa.

Điểm chung của các vụ lừa đảo trên mạng là đối tượng thường yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào những tài khoản cá nhân.

Khi phát hiện bị lừa, nạn nhân dù thông qua luật sư, khởi kiện ra tòa yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản, dòng tiền đi như thế nào, thì lại không nhận được sự phối hợp.

Các đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng 1 tài khoản ngân hàng mà là rất nhiều tài khoản khác nhau. Các đối tượng đa phần đều đã lập trình sẵn để tiền vừa chiếm đoạt được, ngay lập tức được chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau nhằm che giấu dấu vết phạm tội của mình. Do đó có rất nhiều khó khăn khi xử lý tội phạm lừa đảo công nghệ.

Thượng tá Nguyễn Văn Minh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hồ Chí Minh - cho biết: "Chúng tôi cũng đã có văn bản để yêu cầu các hệ thống ngân hàng chấn chỉnh tình trạng mở thẻ, mở tài khoản ngân hàng của các đối tượng. Nó có mấy dạng. Dạng thứ nhất là chính chủ mở tài khoản, sau đó bán lại cho các đối tượng sử dụng. Mở tài khoản theo sim điện thoại các đối tượng giao. Thứ hai là sử dụng các loại giấy tờ giả như là CCCD, CMND để mở tài khoản. Thứ nữa là sử dụng CMND thật nhưng bóc tách, dán hình thật của đối tượng lên".

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông, tư vấn pháp luật lồng ghép phiên tòa giả định về phòng, chống bạo lực gia đình

Bát Xát: Truyền thông, tư vấn pháp luật lồng ghép phiên tòa giả định về phòng, chống bạo lực gia đình

Ngày 23/4, tại hai xã: Trịnh Tường, Cốc Mỳ (Bát Xát), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với các luật sư thuộc Chi hội Luật sư - Hội bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tư vấn pháp luật trực tiếp lồng ghép với phiên tòa giả định về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em.

Còn khó xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Còn khó xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, giả nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục xuất hiện với quy mô lớn và ngày càng tinh vi, khiến công tác đấu tranh gặp không ít khó khăn.

Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Liên tục trong thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy các kẻ lừa đảo trên mạng, bị chiếm quyền quản lý và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán. Giới chuyên gia nhìn nhận, những vụ lừa đảo diễn ra ngày càng tinh vi, chiếm đoạt số tiền càng lớn, trong đó nhiều nạn nhân mất từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng.

Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Sau một buổi nhận định về hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát, chiều nay (11/4), HĐXX tuyên án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

fb yt zl tw