Khám phá không gian văn hoá Tây Bắc tại thủ đô

Chiêm ngưỡng 100 bức chân dung của người dân vùng cao trên giấy Dó, khám phá tập tục, văn hoá của người Thái qua các thiết kế sắp đặt cùng show trình diễn thị giác là những trải nghiệm thú vị khi người dân đến với triển lãm thị giác Tây Park - Ngàn tổ chức tại Area 75 Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong những ngày này.

Các bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao trưng bày tại triển lãm là thành quả của quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc của Nhiếp ảnh gia, đạo diễn Nguyễn Thanh Tuấn. Đặc biệt các tác phẩm nhiếp ảnh in trên giấy dó truyền thống được sắp đặt, bài trí kết hợp với các đạo cụ, hiện vật đặc trưng của Tây Bắc mang đến không gian ấn tượng cho người xem.

Show diễn thị giác tại triển lãm.

Show diễn thị giác tại triển lãm.

Nhiếp ảnh gia, đạo diễn Nguyễn Thanh Tuấn cho biết: “Trong quá trình 10 năm đấy, mình phát hiện ra có rất nhiều nông cụ, những loại đạo cụ, vật dụng trong đời sống hằng ngày của bà con Tây Bắc. Nó có tính tượng hình rất cao, chẳng hạn như một chiếc mâm mây của người Thái cũng hoàn toàn có thể mình đưa tác phẩm nhiếp ảnh lên trên lòng của mâm này để treo. Vì bà con có một thói quen treo bếp trên tường hoặc những chiếc khăn piêu, là một di sản của cộng đồng người Thái rất ý nghĩa. Tôi mang đến một ý tưởng là mình sẽ sắp đặt và sử dụng các loại khung đa dạng chứ không đóng khung theo cách thông thường bằng hình vuông, hình chữ nhật gì đó mà lồng kính. Giấy dó có một đặc điểm là độ xuyên sáng rất tốt khi mình kết hợp ánh sáng nữa, thể hiện ở bề mặt và mọi người có thể chạm tay vào để trải nghiệm".

Toàn bộ các tác phẩm được bố trí trong không gian rộng 100 m2, được thiết kế theo logic hành trình trải nghiệm đi qua các tỉnh Hòa Bình - Sơn La - Yên Bái - Lào Cai - Điện Biên giúp người xem có được trải nghiệm trọn vẹn về vùng đất này.

Ấn tượng với không gian triển lãm độc đáo này, anh Nguyễn Duy Hưng, quận Đống Đa, Hà Nội cho rằng: “Điều đầu tiên khi đi vào không gian, tôi cảm nhận như mình đang đi vào miền đất của Tây Bắc. Tất cả, từ những vật trang trí rất nhỏ như chiếc sừng trâu hoặc chiếc mâm gỗ rất cổ hoặc những bức tranh thể hiện cuộc sống của người Tây Bắc rất chân thật, mình đã từng thấy rồi. Tôi cảm thấy rất xúc động khi hòa nhập vào không gian của người Tây Bắc tại Hà Nội. Nếu để in trên chất liệu giấy bình thường thì nó rất đơn giản nhưng cái giấy dó của người Tây Bắc thì nó được làm thủ công hoàn toàn, sẽ có những cái gân, những sợi tạo nên độ sần, hoa văn của giấy, làm cho giấy có một cái nét đặc trưng rất riêng, rất hay".

Các nghệ sỹ trình diễn tại show thị giác "Ngàn"

Các nghệ sỹ trình diễn tại show thị giác "Ngàn"

Đặc biệt, triển lãm còn tổ chức show diễn thị giác “Ngàn" độc đáo và sáng tạo, lấy cảm hứng từ văn hóa và con người vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Đây là sự kết hợp giữa nhiếp ảnh gia - đạo diễn Nguyễn Thanh Tuấn với các nghệ sĩ gồm: nghệ sĩ điêu khắc Lò An Chương, biên đạo múa Nùng Văn Minh, nghệ sĩ Violin Trịnh Minh Hiền, Trường Giang (nghệ nhân - nghệ sĩ & nhóm nghệ sĩ Hà Thành), cố vấn âm nhạc Việt Hùng, kỹ sư âm thanh Tùng Lâm cùng các nghệ nhân dân gian và đồng bào người Thái tại Hà Nội.

Các tác phẩm được in trên giấy dó truyền thống

Các tác phẩm được in trên giấy dó truyền thống

Tham gia show diễn, biên đạo múa Nùng Văn Minh cho biết: “Nội dung ở trong show nói về đời sống, về tình yêu, về tình cảm của đồng bào Thái, sự hiếu khách của đồng bào Thái. Ai cũng có niềm tự hào của bản sắc dân tộc mình và tôi càng hạnh phúc hơn khi được giới thiệu nét đẹp văn hóa của mình tới cộng đồng, tới tất cả khán giả, đặc biệt là giữa thủ đô Hà Nội".

Triển lãm Tây Park - Ngàn cùng show diễn thị giác thể hiện sự mong muốn gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa Tây Bắc đến nhiều nơi hơn. Tây Park - Ngàn mang đến cho công chúng những trải nghiệm văn hóa đặc trưng của sáu tỉnh Tây Bắc thông qua nhiếp ảnh và câu chuyện nhân văn của chính tác giả, một người yêu văn hóa và trân trọng vẻ đẹp bình dị của vùng cao.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw