Khai mạc Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thường kỳ thứ 43, phiên họp đầu tiên được tiến hành với sự chuẩn bị của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu chỉnh lý đối với 3 dự án luật trước khi đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (nếu cần thiết) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 sắp tới.

Các dự án luật gồm: dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong bối cảnh chúng ta đang quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, nội dung quy định tại các dự án luật này có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể trở thành đòn bẩy, tạo đà phát triển để kinh tế nước ta sớm đạt được mục tiêu đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Chủ tịch Quốc hội cho hay, hiện Chính phủ đang tích cực triển khai các nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

"Tại phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì đã triển khai rất nhiều công việc liên quan đến lĩnh vực này.

Mới đây, Tổng Bí thư chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân. Muốn tăng trưởng đạt 2 con số trong giai đoạn 2026-2031 thì kinh tế tư nhân phải được quan tâm, bởi kinh tế tư nhân chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm GDP", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội nhận định, trong thời gian tới, khối lượng công việc của các cơ quan trong khối Quốc hội rất lớn, yêu cầu cao hơn và trách nhiệm lớn hơn. Đặc biệt là các nhiệm vụ mới liên quan đến rà soát, nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật liên quan theo Kết luận số 126-KL/TW và Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Bên cạnh đó, khối lượng nhiệm vụ lập pháp và các công việc thường kỳ cũng rất lớn. Tính riêng các dự án đã có trong chương trình xây dựng pháp luật năm 2025 đã gồm 11 luật thông qua, 16 luật cho ý kiến; chưa bao gồm các luật cần sửa theo Kết luận 127 và các luật, nghị quyết khác Chính phủ dự kiến sẽ đề nghị bổ sung thêm.

Nhiều nội dung Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu hoàn thành trước 30/6/2025, dự kiến Kỳ họp thứ 9 có thể cần khai mạc sớm hơn thường lệ (vào đầu tháng 5). Theo đó, các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp cơ bản phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ngay trong tháng 4.

"Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sửa đổi phải xong trong tháng 3 để trình cấp có thẩm quyền để tháng 4 trình Hội nghị Trung ương; đề án phương án bầu của đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 cũng phải hoàn tháng trong tháng 3 để bảo đảm tháng 4 trình Hội nghị Trung ương. Có thể sau nghỉ lễ 30/4-1/5 thì chúng ta khai mạc Kỳ họp thứ 9, sớm hơn nửa tháng so với dự kiến", Chủ tịch Quốc hội thông tin.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18, chủ động cập nhật và triển khai ngay các nhiệm vụ mới.

Đồng thời, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trong chương trình, kế hoạch đã đề ra, phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm tiến độ, chất lượng, không được để xảy ra tình trạng xin lùi, chuyển sang phiên họp sau, tránh dồn công việc vào sát kỳ họp.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành nội dung đầu tiên của phiên họp: cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội khóa XV thảo luận về việc tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Quốc hội khóa XV thảo luận về việc tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng chiều 28/5, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, gắn với duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Thông qua phương án nhân sự bước 1 tỉnh Lào Cai mới

Thông qua phương án nhân sự bước 1 tỉnh Lào Cai mới

Sáng 28/5, tại thành phố Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức hội nghị thông qua phương án nhân sự (tại bước 1 theo Kết luận số 150-KL/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới) tỉnh Lào Cai mới (sau hợp nhất).

Vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu quan trọng đề ra

Vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu quan trọng đề ra

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, Bắc Hà đã đạt được những mục tiêu quan trọng đã đề ra. Để thấy rõ kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Duy Hoà, Bí thư Huyện uỷ Bắc Hà.

Lào Cai tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại

Lào Cai tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại

Chiều 27/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì hội nghị.

Ban tổ chức hội nghị chủ trì tham luận.

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 1719 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025

Sáng 27/5, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh (Chương trình 1719), giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030.

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Tổ phó Tổ công tác 1557 (Tổ công tác theo Quyết định số 1557 ngày 17/5/2025 của UBND tỉnh) khi chủ trì cuộc họp của Tổ công tác 1557 về kết quả thực hiện Kế hoạch số 227 ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cuộc họp diễn ra sáng 27/5.

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thì điều này là yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Chiều 26/5, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về “ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta” và thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cùng bốn chiến lược về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và kết nối.

fb yt zl tw