Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2023

Nhân dịp kỷ niệm 155 Ngày sinh bà Hoàng Thị Loan (1868 - 2023) - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), tối 12/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội làng Sen năm 2023 và Chương trình nghệ thuật "Người mẹ làng Sen".

Tới dự có đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội; Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Công an; Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị; Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cùng diện lãnh đạo: Quân khu 4, tỉnh Nghệ An; các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành trong cả nước; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; đại diện các dòng họ Hà, Hoàng Xuân, Nguyễn Sinh ở Nam Đàn và đông đảo nhân dân...

Các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành và nhân dân tham dự Lễ khai mạc Lễ hội làng Sen năm 2023.

Các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành và nhân dân tham dự Lễ khai mạc Lễ hội làng Sen năm 2023.

Lễ hội làng Sen được tổ chức hằng năm là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tình cảm của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện nhằm tuyên truyền, giáo dục, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; giới thiệu, quảng bá về văn hóa làng Sen, quê hương Nghệ An.

Nghệ An là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều bậc anh hùng, hào kiệt, danh nhân văn hóa lớn. Nghệ An cũng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, trọng hiền tài; nhân dân đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình, cần cù lao động, kiên cường, quả cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Mỗi người dân Nghệ An luôn vinh dự và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng của quê hương.

Càng tự hào hơn khi mảnh đất này đã sinh thành một vĩ nhân kiệt xuất - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, nhà hoạt động quốc tế xuất sắc.

Đọc diễn văn tại buổi lễ khai mạc Lễ hội làng Sen năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung nêu bật: Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, ngay từ thuở ấu thơ, Nguyễn Sinh Cung đã được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy dỗ của người thân. Cuộc đời tần tảo của Mẹ, sự cương trực, trí tuệ của Cha, sự quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn của các anh chị em là nền tảng hình thành nên nhân cách, đạo đức của Người.

Truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của quê hương là chiếc nôi nuôi dưỡng, hun đúc tâm hồn, khí phách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hành trình những năm tháng ấu thơ, Thân mẫu Hoàng Thị Loan - người phụ nữ giàu lòng nhân ái, đảm đang, chịu thương, chịu khó đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành đạo đức, nhân cách của Người.

Truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của quê hương là chiếc nôi nuôi dưỡng, hun đúc tâm hồn, khí phách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hành trình những năm tháng ấu thơ, Thân mẫu Hoàng Thị Loan - người phụ nữ giàu lòng nhân ái, đảm đang, chịu thương, chịu khó đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành đạo đức, nhân cách của Người.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung

Cả cuộc đời bà cần cù lao động, hết lòng thương yêu, chăm lo cho chồng con, hy sinh cho gia đình. Dù đã trở về với cõi vĩnh hằng nhưng trái tim của bà vẫn mãi nồng ấm những thương yêu, chở che, bà đã kịp gửi gắm cả những ước mơ cuộc đời của mình trong sự nghiệp của chồng, tương lai của các con.

Bằng tấm lòng nhân hậu và sự mẫn cảm của người mẹ, bà đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ cho con những bài học đầu tiên về đạo lý làm người. Với vốn hiểu biết văn hóa dân gian phong phú cùng những câu hò, điệu ví, qua những lời ru ngọt ngào, chứa chan tình cảm, Mẹ đã truyền tới các con tình yêu quê hương đất nước, tâm hồn rộng mở, tấm lòng nhân ái bao la...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Cứ mỗi dịp tháng 5, nhân kỷ niệm ngày sinh của Người, tỉnh Nghệ An lại trang trọng tổ chức Lễ hội Làng Sen. Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh, tri ân Bác. Đồng thời, là dịp để quảng bá với cả nước và bạn bè quốc tế về hình ảnh một Nghệ An năng động, thân thiện, luôn rộng mở với nhiều cơ hội hợp tác, phát triển.

Các cháu thiếu nhi Nghệ An biểu hiện lòng yêu thương vô bờ bến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các cháu thiếu nhi Nghệ An biểu hiện lòng yêu thương vô bờ bến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lễ hội Làng Sen năm nay diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa tập trung tại thành phố Vinh, huyện Nam Đàn và thị xã Cửa Lò. Ngoài các nghi lễ trang trọng, thiêng liêng, lễ hội năm nay phong phú và đa dạng với những hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Nổi bật là Liên hoan Tiếng hát Làng Sen với sự tham gia của hơn 600 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 21 đoàn nghệ thuật quần chúng của các huyện, thành, thị; trình diễn dân ca ví, giặm và giao lưu biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân; triển lãm chuyên đề về Bác Hồ; cuộc thi “Bác Hồ trong trái tim thanh thiếu nhi Nghệ An”; giải bóng chuyền và võ cổ truyền toàn tỉnh...

Ngoài ra còn có các cuộc thi ẩm thực chế biến món ăn từ sen; các trò chơi dân gian gắn với hoạt động tuổi thơ của Bác Hồ tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn; Festival khinh khí cầu Cửa Lò 2023; chương trình Lễ hội đường phố với chủ đề “Quê hương mùa sen nở” với các màn trình diễn văn hóa, di sản văn hóa nghệ thuật đầy màu sắc.

Điểm nhấn của Lễ hội là Chương trình nghệ thuật “Người mẹ làng Sen” đồng thời diễn ra ở thành phố Vinh và thành phố Huế, nơi Bác Hồ kính yêu và gia đình đã sống gần 10 năm thời niên thiếu nhằm tôn vinh những phẩm chất và giá trị nhân văn sâu sắc của bà Hoàng Thị Loan và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Từ Làng Sen đến thành phố mang tên Hồ Chí Minh” cũng thể hiện tình cảm thành kính của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân từ thành phố mang tên Bác nhân kỷ niệm ngày sinh nhật của Người trong Lễ bế mạc tối 19/5.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw