Khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Lễ rước tổ nghề của nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc và làng trống Đọi Tam mở màn lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long tối qua (9/11) thu hút sự tham gia của đông đảo người dân thủ đô và vùng lân cận. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới dự và trao giải, động viên các nghệ nhân làng nghề Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu ấn nút khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023. (ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu ấn nút khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam 2023. (ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tham dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng đại diện các tổ chức quốc tế, các Bộ, ban, ngành, các nghệ nhân thủ công trên khắp cả nước. Trước đó, tối cùng ngày, đoàn đại biểu cấp cao và Ban Tổ chức đã làm Lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên Hoàng Thành Thăng Long.

Phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã khẳng định, Festival lần này được tổ chức với mục đích nhằm bảo tồn, gìn giữ, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam; tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề, khơi dậy tình yêu các nghề truyền thống của thế hệ trẻ, qua đó thu hút lực lượng lao động trẻ, có trình độ tham gia vào hoạt động, sản xuất kinh doanh của các làng nghề; kiến tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về thiết kế mẫu mã, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng làng nghề của Việt Nam với các nước trên thế giới.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan. (ảnh: Hà Anh)
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan. (ảnh: Hà Anh)

Đồng thời, Bộ trưởng đã bày tỏ tin tưởng mỗi nghệ nhân, thợ giỏi, mỗi người Việt Nam nhất là người trẻ sẽ luôn tự tin, tự hào về bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. “Ông cha ta có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” và “chỉ có người phụ nghề chứ không có nghề phụ người” như một nhắc nhở về truyền thống làm nghề và giữ nghề, do đó, tôi mong muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau nâng tầm làng nghề Việt, kết nối tinh hoa Việt. Trong tương lai, tôi tin tưởng rằng, khu vực ngành nghề nông thôn, các làng nghề sẽ có bước phát triển mới, bảo tồn được các giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống, nâng cao được năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng của các sản phẩm làng nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường; xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững”- Bộ trưởng nói.

Cũng phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội với lịch sử hơn ngàn năm văn hiến, lưu giữ những giá trị tinh thần và bản sắc dân tộc, trong đó làng nghề giữ sự giao thoa văn hóa nhiều vùng nghề. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 09, trong đó khẳng định ưu tiên phát triển nghề và nghề thủ công truyền thống với nhiều cơ chế chính sách về làng nghề trên địa bàn thủ đô. Hiện nay, thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề trên cả nước với nhiều sản phẩm độc đáo có giá trị tinh thần và kinh tế cao. Tham gia Festival lần này, Thành phố Hà Nội đã tham gia 6 sự kiện bên lề với tinh thần kết nối làng nghề, đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển du lịch thủ đô và đất nước, cam kết đồng hành bảo tồn và phát huy giá trị nghề, làng nghề Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 cho nhiều nghệ nhân tiêu biểu. (ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 cho nhiều nghệ nhân tiêu biểu. (ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Trong khuôn khổ buổi lễ, Ban tổ chức cũng đã tôn vinh 45 tác phẩm đạt giải của Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 trong đó gồm: 5 giải A; 10 giải B; 15 giải C và 15 giải khuyến khích của Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023. Đây là 45 tác phẩm xuất sắc được lựa chọn từ 400 sản phẩm tham dự của 196 tác giả đến từ các địa phương, trong đó Thành phố Hà Nội có 255 sản phẩm.

Lễ khai mạc Festival đã khép lại bằng màn trình diễn thời trang Lụa Việt Nam, với sự tham gia trình diễn của dàn người mẫu trong nước và quốc tế, đem đến vẻ đẹp khó cưỡng của lụa truyền thống Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thăm quan các gian trưng bày sản phẩm tiêu biểu tại Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thăm quan các gian trưng bày sản phẩm tiêu biểu tại Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023.

Festival kéo dài từ 9 - 12/11/2023 tại Hoàng thành Thăng Long, số 19C Hoàng Diệu, Hà Nội nhằm bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của Thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa sang các địa phương khác. Thông qua đó tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề; quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố Hà Nội và cả nước; từng bước thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề.

Festival có các hoạt động: Không gian sáng tạo Làng nghề Hà Nội với quy mô hơn 2000 m2 trưng bày tương đương 80 gian hàng tiêu chuẩn được thiết kế đặc biệt mang đậm nét truyền thống, trưng bày giới thiệu và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu kết tinh từ việc phát huy truyền thống, sự sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề truyền thống của Hà Nội.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ quốc tế được bố trí tại khu vực trung tâm Hội chợ, được thiết kế, trang trí đặc biệt theo đặc thù văn hóa của các quốc gia tham gia Hội chợ. Với quy mô 20 gian hàng, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Quốc tế là nơi trưng bày, giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ, kết tinh văn hóa của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nước các nước: Lào, Indonesia, Thái Lan, Nga….

Không gian trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham dự Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 có diện tích 450 m2 tương đương 50 gian hàng nhằm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham gia Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023. Không gian trưng bày được thiết kế theo không gian mở nhằm tăng tính thẩm mỹ, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với khách tham quan đồng thời vẫn đảm bảo sự trang trọng, tôn vinh được vẻ đẹp, nét độc đáo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là các sản phẩm đạt giải tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023.

Không gian làng nghề di sản với quy mô 25 gian hàng trưng bày, giới thiệu kết hợp trình diễn tại chỗ 25 nghề thủ công truyền thống của 19 tỉnh, thành phố đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, điển hình: Nghề thêu truyền thống ở Đông Cứu và nghề cốm Mễ Trì (tp Hà Nội); Nghề chạm bạc của người Nùng (Hà Giang), nghề mộc Kim Bồng và nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu (Quảng Nam); nghề làm nón lá Sai Nga (Phú Thọ); nghề dệt chiếu (Đồng Tháp); nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè, Trà Đông (Thanh Hóa); nghề dệt Dèng của người Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế)…

Không gian trải nghiệm văn hóa ẩm thực OCOP vùng miền có quy mô 150 m2 nhằm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, ẩm thực đặc sắc của các vùng miền địa phương nhằm tạo cơ hội cho khách hàng đến tham quan, giao dịch và tham gia các hoạt động của Festival.

Khu thao diễn nghề thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có quy mô hơn 100m2 được trang trí đặc biệt với các hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Tại đây, Ban tổ chức mời một số nghệ nhân tiêu biểu và cả nghệ nhân đạt giải tại Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2023 thao diễn tại chỗ một số nghề truyền thống như nghề gỗ mỹ nghệ, nghề thêu, nghề dệt lụa, nghề nón lá, nghề gốm, nghề đồng.

100 gian hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề của các địa phương trên cả nước - nơi các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị trực tiếp trưng bày và giới thiệu sản phẩm; xây dựng không gian quảng bá và giới thiệu sản phẩm, văn hóa địa phương, trải nghiệm, thử nếm sản phẩm, đặc sản vùng miền.

Triển lãm sản phẩm OCOP tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam với quy mô tương đương 30 gian hàng được bố trí theo không gian mở, trang trí hài hòa sử dụng vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. Khu triển lãm sản phẩm OCOP trưng bày, tôn vinh các sản phẩm OCOP quốc gia và tiêu biểu của các địa phương, ưu tiên các sản phẩm làng nghề. Các sản phẩm được trưng bày, sắp xếp mang màu sắc đặc trưng vùng miền, thể hiện văn hóa tri thức bản địa.

Đêm biểu diễn Chương trình nghệ thuật của các làng nghề văn hóa truyền thống (tối 10/11) với các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các làng nghề văn hóa truyền thống trên cả nước.

Ngoài ra còn có Hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát triển làng nghề” (sáng 10/11) với khoảng 250 đại biểu khách mời quốc tế và trong nước tham gia nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề Việt Nam; Hội thảo xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ (11/11) nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ phục vụ sản xuất sản phẩm từ tơ tằm của các làng nghề nói riêng và sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu.

Song song là các sự kiện bên lề do TP Hà Nội chủ trì gồm:

- Lễ rước Tổ nghề và tuần văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023, chủ đề “Vạn Phúc - Sắc màu Hội nhập” từ ngày 29/10/2023 đến 5/11/2023 tại Làng nghề lụa Vạn Phúc, thành phố Hà Nội do UBND quận Hà Đông và Ban quản lý Di tích phường Vạn Phúc chủ trì thực hiện;

- Lễ trao giải các sản phẩm Làng nghề Hà Nội đạt giải năm 2023 từ ngày 18/10/2023 đến 20/10/2023 tại thành phố Hà Nội do Sở NN&PTNT Hà Nội chủ trì thực hiện;

- Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ từ ngày 3/11/2023 đến 7/11/2023 tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội do Sở NN&PTNT Hà Nội và UBND huyện Mê Linh chủ trì thực hiện;

- Lễ hội và trưng bày sản phẩm làng nghề huyện Phú Xuyên tổ chức từ ngày 26/10/2023 đến 29/10/2023 tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội với khoảng 200 gian hàng của các làng nghề trong huyện do UBND huyện Phú Xuyên chủ trì thực hiện;

- Lễ hội mùa thu Hà Nội từ ngày 29/9/2023 đến 1/10/2023 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với khoảng 200 gian hàng do Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Dịch vụ thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện;

- Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023 từ ngày 1/10/2023 đến 4/10/2023 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với 400 gian hàng do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì thực hiện;

- Tổ chức các hoạt động thăm quan, trải nghiệm tại các làng nghề ở Hà Nội: Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm trong thời gian từ ngày 26/10/2023 đến 12/11 do Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, các làng nghề ở Hà Nội thực hiện.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw