Khắc sâu tư tưởng "văn hóa là hồn cốt của dân tộc"

Học giả nước ngoài khẳng định Tổng Bí thư là 1 tấm gương mẫu mực về thực hành văn hóa, 1 nhà lãnh đạo hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sáng 24/11/2021, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa Toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Sáng 24/11/2021, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa Toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Người khắc sâu tư tưởng “văn hóa là hồn cốt của dân tộc” - đây là ấn tượng bao trùm và nổi bật về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chia sẻ của Giáo sư Jayachandra Reddy, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Đại học Sri Venkateswara (Ấn Độ).

Khẳng định Tổng Bí thư không chỉ là “ngọn cờ lý luận” của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, Giáo sư Reddy đã đại diện cho sự khâm phục và tình cảm kính trọng của cộng đồng quốc tế đối với một tấm gương mẫu mực về thực hành văn hóa và một nhà lãnh đạo hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tư tưởng văn hóa của Tổng Bí thư đã được lan tỏa tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc năm 2021: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc,... Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

Đây chính là sự kế thừa tư tưởng “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Bác Hồ, như nhận định của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavath Lengsavath rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "học trò ưu tú" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy mọi tư tưởng, trong đó có văn hóa.

Đó là quan điểm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhất là khi giao lưu văn hóa phát triển mạnh mẽ trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, khẳng định “di sản tinh thần” quý báu mà Tổng Bí thư để lại cho đất nước chính là đóng góp to lớn và quan trọng trong phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó lấy người dân làm trung tâm, phù hợp với điều kiện và tình hình của đất nước.

Tiếp nối quan điểm xuyên suốt của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng coi việc xây dựng văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, bệ phóng cho sự phát triển kinh tế-xã hội, qua đó giúp nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Với quan điểm này, Việt Nam mở rộng quan hệ và giao lưu văn hoá với nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó tăng cường các liên kết quốc tế và tận dụng điều này để xây dựng và phát triển đất nước, mang lại đời sống ấm no cho người dân. Đây cũng chính những điều để lại ấn tượng nhất đối với cựu Đại sứ Australia tại Việt Nam Susan Boyd (nhiệm kỳ 1994-1998).

Tổng Thư ký đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ G. Devarajan đánh giá Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng ngoại giao văn hóa để kết nối Việt Nam và thế giới, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân để vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác quốc tế giữa nhân dân Việt Nam với các dân tộc khác.

Đây cũng là nhận định của ông Giulio Chinappi, Phụ trách khu vực châu Á của Nhà xuất bản Anteo Edizioni, cơ quan đã xuất bản bản dịch tiếng Italy tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo ông Chinappi, Tổng Bí thư sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ lãnh đạo tương lai ở trong và ngoài nước, để “viết tiếp” những trang mới trong sự nghiệp quảng bá văn hóa Việt Nam trên thế giới.

Việc bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam, hồn cốt dân tộc Việt Nam còn được thể hiện qua đường lối “ngoại giao cây tre” - một lý luận mà Tổng Bí thư đúc kết và kế thừa từ tư tưởng và lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông Cho Chul Hyeon, tác giả cuốn sách “Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” được xuất bản tại Hàn Quốc trung tuần tháng 5/2024, cho rằng việc gắn hình ảnh cây tre mang hồn cốt của văn hóa và truyền thống dân tộc trong công tác đối ngoại truyền đi một thông điệp rằng Việt Nam sẽ tiếp thu có chọn lọc văn minh tiến bộ của thế giới trên nền tảng kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc.

Nhà văn Cho Chul Hyeon phát biểu tại lễ ký kết để xuất bản, in, phát hành cuốn sách về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhà văn Cho Chul Hyeon phát biểu tại lễ ký kết để xuất bản, in, phát hành cuốn sách về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Một khía cạnh nữa của văn hóa và được Tổng Bí thư coi là trọng tâm, chính là giá trị văn hóa đạo đức của con người.

Tổng Bí thư thường răn dạy cán bộ, đảng viên đề cao đạo đức, tránh thói hư tật xấu, nạn tham nhũng quan liêu. Bản thân Tổng Bí thư luôn thực hành đạo đức cách mạng và nhân cách mẫu mực.

Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF), ông Gennady Zyuganov, người không chỉ cùng chí hướng mà còn là bạn học với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời Liên Xô, đã chia sẻ: “Cảm ơn nhân dân Việt Nam đã sinh ra một nhà lãnh đạo cộng sản tài giỏi, am hiểu, cần cù, chân thành và xứng đáng”.

Đối với Tiến sỹ Ruvislei González Sáez, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách quốc tế của Cuba (CIPI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương soi mình của hệ thống xã hội ở mọi quốc gia độc lập cũng như của cộng đồng quốc tế, không chỉ bởi phong cách, mà còn bởi sự khiêm tốn, giản dị, thanh bạch.

Theo Tiến sỹ Cuba, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thế giới và người dân Việt Nam thấy rằng người lãnh đạo cần phải trong sạch, khiêm nhường, một thế giới tốt đẹp hơn luôn xuất phát từ sự giản đơn, đoàn kết, những đức tính giản dị mà cao quý của một nhà lãnh đạo, từ đó thu hút được niềm tin tuyệt đối của người dân trong và ngoài nước.

Trong ký ức của kiều bào Việt Nam trên khắp thế giới, hình ảnh Tổng Bí thư luôn được nhớ đến và kính trọng như một nhà lãnh đạo với nhân cách lớn.

Những người Việt xa xứ từng được gặp Tổng Bí thư đều nhắc lại rằng sự quan tâm tận tình và những chia sẻ quý báu của Tổng Bí thư đã củng cố mạnh mẽ tình đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, hướng về quê hương nguồn cội và niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Là nhà nghiên cứu khoa học và đã vinh dự được tham gia đóng góp ý kiến về tuyển tập “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Quỹ “Truyền thống và Hữu nghị” tại Liên bang Nga, cảm thấy thấm thía những nội dung giản dị mà thấm đượm cốt cách văn hóa Việt Nam qua tác phẩm của Tổng Bí thư, trở thành điều tâm niệm trong sâu thẳm tâm hồn của ông, Đó là dù đi đâu, làm gì, mỗi người đều phải nhớ mình là người Việt Nam, đến từ đất nước "hình chữ S" thân thương, với những phẩm chất đạo đức được bạn bè quốc tế tôn trọng và đánh giá cao.

Phó Chủ tịch thường trực Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga, giảng viên Đại học Đường sắt Moskva (MITT) Trần Phú Thuận ghi nhớ khá nhiều ấn tượng và kỷ niệm vô giá khi 4 lần được gặp Tổng Bí thư.

Điều khiến ông có ấn tượng sâu sắc nhất chính là phong cách Tổng Bí thư toát lên tấm gương sáng ngời về đạo đức, một sự gần gũi và bình dị để có thể chiếm trọn cảm tình của mọi người.

Lời căn dặn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "văn hóa là hồn cốt của dân tộc" luôn vang vọng mãi, cho hôm nay và mai sau, bồi đắp thêm cho sức mạnh nội sinh của dân tộc.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw