Họ từng là chiến sỹ giải phóng Sài Gòn mùa Xuân 1975

Cùng với bao người lính từ các miền quê khác nhau vào chiến trường chống Mỹ cứu nước, ngày 30/4/1975, hàng trăm chiến sỹ người Lào Cai đã có niềm vinh dự theo đại quân tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trong số đó, có người đã nằm xuống trước giờ toàn thắng, khi cách cổng Dinh Độc Lập không xa. Những người lính Lào Cai khác, sau ngày chiến thắng đã trở về quê nhà sinh sống, có người trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc chiến bảo vệ biên giới. Một số người có trình độ văn hóa, nên được chọn đi đào tạo sỹ quan phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân Việt Nam...

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 40 năm chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975 - 30/4/2015), xin giới thiệu một số người lính Lào Cai tiêu biểu năm xưa đã được lịch sử địa phương ghi lại như liệt sỹ Đào Nguyên Hùng (Xuân Giao, Bảo Thắng), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Ngọc Hòa (Nguyễn Văn Hòa), hiện là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 2...

HY SINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN QUÂN VÀO DINH ĐỘC LẬP

Đó là liệt sỹ Đào Nguyên Hùng (Đào Nguyên Hồng), quê gốc xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) theo bố mẹ lên vùng núi Lào Cai xây dựng kinh tế mới tại thôn Phẳn, xã Xuân Giao (Bảo Thắng) từ khi còn nhỏ.

Tháng 6/1974, thanh niên trẻ Đào Nguyên Hùng cùng hàng trăm tân binh trên vùng cao Lào Cai hăng hái lên đường nhập ngũ, được huấn luyện trong đội hình của Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Sư đoàn 304B (Quân khu Việt Bắc), sau đó, cùng đồng đội vượt Trường Sơn vào mặt trận phía Nam chiến đấu.

Các chiến sỹ trẻ tỉnh Lào Cai cùng tỉnh bạn Yên Bái dịp ấy vinh dự được vào chiến trường Tây Nguyên trực tiếp tham gia chiến dịch mở màn giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975. Sau đó hành quân thần tốc xuống mặt trận miền Đông Nam Bộ cùng đại quân của ta chuẩn bị tiến công giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trên đường tiến quân phối hợp với các đơn vị bạn đánh chiếm mục tiêu Dinh Độc Lập - đầu não của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, chiến sỹ trẻ Đào Nguyên Hùng (lúc này trực thuộc Binh đoàn Tây Nguyên) đã anh dũng hy sinh khi đang cùng đồng đội tiêu diệt một ổ hỏa lực của địch trên đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), cách cổng Dinh Độc Lập không xa.

Đào Nguyên Hùng là liệt sỹ duy nhất của tỉnh Lào Cai hy sinh trên đường tiến quân vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 và cũng là người lính cuối cùng của Sư đoàn 320A ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thi thể của liệt sỹ Đào Nguyên Hùng đã được đơn vị và bà con dân phố nơi anh nằm xuống đưa đi an táng tại nghĩa trang Gia Định.

Kết thúc chiến tranh, gia đình liệt sỹ Đào Nguyên Hùng đã vinh dự được đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký truy tặng liệt sỹ Đào Nguyên Hồng (Hùng) vì đã anh dũng hy sinh khi đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau 40 năm thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) và miền Nam hoàn toàn giải phóng, gia đình liệt sỹ Đào Nguyên Hùng đã tổ chức đi tìm mộ chí liệt sỹ Đào Nguyên Hùng nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

VỊ TƯỚNG TRƯỞNG THÀNH TỪ LÍNH CÔNG BINH

Cùng một đơn vị ở chiến trường thời đánh Mỹ, nên tôi biết Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 2, đại biểu Quốc hội khóa XIII, đơn vị tỉnh Lào Cai từng là lính công binh của Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 320A anh hùng, đã làm nhiệm vụ mở đường cho bộ đội tiến vào giải phóng Sài Gòn theo hướng Tây Bắc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975.

Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 2 trò chuyện với tri thức trẻ tình nguyện lên vùng biên giới Tây Bắc công tác.
Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 2 trò chuyện với tri thức trẻ tình nguyện lên vùng biên giới Tây Bắc công tác.

Tôi gặp Thiếu tướng Ngô Văn Hùng khi ông có chuyến công tác trên tuyến biên giới Lào Cai đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng tôi - những cựu chiến binh Sư đoàn 320A đã ôn lại những kỷ niệm thời là lính “đồng rừng” vào thành phố chiến đấu và cả hồi ức không thể quên khi được ngủ ngon lành trong đêm hòa bình đầu tiên tại Dinh Độc Lập.

Vậy là, kỷ niệm lớn nhất của đời lính chúng tôi đã tròn 40 năm, chúng tôi và Thiếu tướng Ngô Văn Hùng lại có nhiều kỷ niệm khác về vùng biên giới Lào Cai. Sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, nhưng Thiếu tướng Ngô Văn Hùng có gần 30 năm gắn bó với mảnh đất địa đầu Tổ quốc “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

Sài Gòn giải phóng không lâu, anh chiến sỹ trẻ Ngô Văn Hùng đã cùng đơn vị làm nhiệm vụ giúp dân ngoại thành Củ Chi khắc phục hậu quả chiến tranh, sau đó lên làm nhiệm vụ xây dựng buôn, làng vững mạnh và góp phần tiễu phỉ phun-rô trên đất Tây Nguyên. Do có nhiều thành tích trong công tác và rèn luyện ở Tiểu đoàn 17 và có trình độ văn hóa, nên năm 1977, chiến sỹ công binh Ngô Văn Hùng được chọn đi đào tạo sỹ quan để phục vụ lâu dài trong quân đội.

Học xong Trường Sỹ quan Lục quân, người sỹ quan trẻ Ngô Văn Hùng được phân công làm nhiệm vụ tại Sư đoàn 320A (Quân đoàn 3) trên nhiều cương vị khác nhau. Năm 1990, ông được điều động lên biên giới Lào Cai giữ chức vụ Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn bộ binh 254 (Quân khu 2), tiếp đó là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự thị xã Lào Cai, Phó Tham mưu trưởng, rồi Tham mưu trưởng, Phó Chỉ huy trưởng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai... Dù nhiệm vụ nào, người sỹ quan quân đội Ngô Văn Hùng đều cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông có một phẩm chất đáng quý là luôn khiêm tốn, rất ít khi nhận thành tích của tập thể về cho mình.

Trong nhiều năm qua, Thiếu tướng Ngô Văn Hùng cùng đồng đội đã đóng góp đáng kể công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng biên giới Lào Cai nói riêng và toàn thế trận quốc phòng, an ninh Tây Bắc, một vùng đất chiến lược của Tổ quốc nói chung. Là đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó Tư lệnh quân khu 2 dù bận nhiều công việc nhà binh nhưng vẫn thường xuyên tham dự đầy đủ các cuộc tiếp xúc cử tri do tỉnh Lào Cai tổ chức; đồng thời ông cùng các thành viên của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tiếp thu đầy đủ các ý kiến cử tri để trực tiếp trả lời hoặc tổng hợp ý kiến báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết tại các kỳ họp của Quốc hội.

TRỞ THÀNH ANH HÙNG QUÂN ĐỘI SAU KHI PHỤC VIÊN

Đó là trường hợp của cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hòa (Nguyễn Văn Hòa), hiện nay là Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và đại thắng mùa Xuân 1975, cùng hàng vạn người lính khác ở chiến trường hoàn thành nhiệm vụ với đất nước khi có chiến tranh, ông Nguyễn Ngọc Hòa, chiến sỹ Trung đoàn 48, trực thuộc Sư đoàn 320A phục viên về nhà ở thị xã Lào Cai. Khi ấy, tình hình biên giới trở nên phức tạp, cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hòa lại xung phong vào phân đội tự vệ của tiểu khu Lào Cai làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Và trong trận đánh bảo vệ biên giới, chiến sỹ tự vệ - cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hòa đã lập công xuất sắc, sau đó vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Giới thiệu về gương chiến đấu của tự vệ Nguyễn Ngọc Hòa, phân đội tự vệ Lào Cai, thị xã Lào Cai (tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ), sách “Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh” (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 2002), viết như sau:

“... Anh hùng Nguyễn Ngọc Hòa, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở tiểu khu Lào Cai, thị xã Lào Cai (Lào Cai). Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là đảng viên, tự vệ tiểu khu Lào Cai, thị xã Lào Cai (tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ).

Năm 1971, Nguyễn Ngọc Hòa vào bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Năm 1975, anh phục viên và từ đó tham gia tự vệ ở tiểu khu Lào Cai, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, Nguyễn Ngọc Hòa đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, bình tĩnh, chủ động đánh địch…góp phần vào thành tích chung của đơn vị, gương chiến đấu dũng cảm của anh đã có tác dụng động viên mọi người noi theo cùng hăng hái giết giặc lập công. Anh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất và ngày 20/12/1979, tự vệ Nguyễn Ngọc Hòa được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân...”.

Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới và trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ông Nguyễn Ngọc Hòa được đào tạo trở thành cán bộ lãnh đạo Đoàn của tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ và tỉnh Lào Cai sau ngày tái lập (tháng 10/1991). Tiếp đó, ông làm Bí thư Thị ủy Cam Đường, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Lào Cai và nay là Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Dù ở cương vị công tác, ở thời kỳ lịch sử nào, cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa Nguyễn Ngọc Hòa (Nguyễn Văn Hòa) vẫn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời góp phần vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt nhiều cán bộ các cấp của tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Sáng 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu tỉnh đến các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và cơ sở.

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Bảo Yên - đất địa linh, sông quần tụ, người nghĩa tình

Bảo Yên - đất địa linh, sông quần tụ, người nghĩa tình

Bảo Yên nức tiếng là vùng địa linh nhân kiệt với danh tướng Hoàng Bảy trấn ải phương Bắc xưa, Khu Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Bảo Hà, Thành cổ Nghị Lang với kiến trúc quân sự độc đáo gắn liền với tên tuổi của hai nhân vật lịch sử Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật; có dòng sông Hồng, sông Chảy bồi đắp phù sa và những trầm tích văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, nơi sử sách ghi danh về một Trận Phố Ràng kiên cường, bất khuất… 

Lắng nghe, chia sẻ với người dân

Lắng nghe, chia sẻ với người dân

Với tinh thần “gần dân, sát dân, trọng dân”, Đảng ủy thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng) xác định việc học và làm theo Bác từ những việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Lào Cai có 2 tác phẩm và 2 tập thể được trao giải thưởng của Trung ương trong sáng tác, quảng bá tác phẩm về học và làm theo Bác

Lào Cai có 2 tác phẩm và 2 tập thể được trao giải thưởng của Trung ương trong sáng tác, quảng bá tác phẩm về học và làm theo Bác

Tối 19/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021 - 2025. Giải thưởng được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) với chủ đề “Tiếp bước theo Người”.

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Chiều 19/5, Tổ công tác 1557 của UBND tỉnh họp triển khai nhiệm vụ Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 1557 chủ trì cuộc họp.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tại Bộ Công an

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tại Bộ Công an

Chiều 19/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn

Tình yêu dành cho Bác Hồ không chỉ là sự kính trọng một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là động lực để mỗi cá nhân, tập thể sống tốt đẹp hơn, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Quê núi làm theo lời Bác

Quê núi làm theo lời Bác

Lào Cai sau gần 120 năm thành lập và phát triển (1907 - 2025), qua bao đau thương và những biến động của thời cuộc, hòa chung vào dòng chảy lịch sử của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, anh dũng quật cường trong bảo vệ non sông; cần cù sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách trong xây dựng và phát triển để có một Lào Cai tỏa sáng trong khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự công ích tại 6 địa phương

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự công ích tại 6 địa phương

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 19/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

fb yt zl tw