Hỗ trợ bồn chứa nước cho đồng bào vùng cao Bát Xát

Hộ nghèo, cận nghèo sống phân tán không tiếp cận được nguồn cấp nước sinh hoạt tập trung đã được hỗ trợ bồn chứa nước inox giúp dự trữ nước sinh hoạt.

Các hộ dân nhận bồn chứa nước..jpg
Các hộ dân được nhận bồn chứa nước.

Trước đây, để có nước sinh hoạt, gia đình ông Thào A Hờ (thôn Phìn Chải I, xã A Lù) phải nối các cây nứa thành máng dẫn nước từ khe núi về dùng trực tiếp. Vì đường dẫn làm thủ công bằng vật liệu đơn sơ nên dễ bị hỏng, thường xuyên phải sửa chữa. Bên cạnh đó, nước bị lẫn tạp chất như đất, cát, lá cây rụng vào gây mất vệ sinh. Ngoài ra, do không có dụng cụ chứa nước nên phụ thuộc hoàn toàn vào dòng chảy của khe suối. Năm 2023, được hỗ trợ bồn chứa nước inox và đường ống dẫn nước bằng nhựa đã giúp thay đổi cuộc sống gia đình ông.

2.jpg
Người dân các xã vùng cao huyện Bát Xát phấn khởi mang bồn chứa nước về nhà.

Ông Hờ cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước mà gia đình tôi đã có đường ống dẫn nước sinh hoạt bằng nhựa, bồn chứa nước có dung tích lớn, hợp vệ sinh. Gia đình rất phấn khởi vì dự trữ được nước sinh hoạt dùng quanh năm.

A Lù là xã biên giới có 942 hộ sống tại 13 thôn, gồm các dân tộc: Mông, Dao, Phù Lá, Hà Nhì... Số hộ nghèo chưa tiếp cận được công trình cấp nước sinh hoạt tập trung còn nhiều vì người dân sinh sống phân tán ở các sườn núi.

Trước đây, những hộ nghèo, cận nghèo tại xã thường sử dụng bể xi măng, chum, vại, xô, chậu… tích trữ nước sinh hoạt. Do tích trữ lâu ngày ngoài trời và dụng cụ chứa nước thường có nắp đậy không kín hoặc không có nắp, không được vệ sinh thường xuyên nên xuất hiện nhiều loại ấu trùng gây mất vệ sinh và tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây hại cho sức khỏe. Thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán theo Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều hộ trên địa bàn xã được hỗ trợ bồn chứa nước inox, góp phần đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt.

Ông Lồ A Sính, Bí thư Đảng ủy xã A Lù cho biết: Từ năm 2022 đến nay, 74 hộ trong xã đã được hỗ trợ bồn inox chứa nước sinh hoạt. Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực với đời sống người dân vùng cao. Hiện nay, trên địa bàn xã còn khoảng 100 hộ khó khăn về dụng cụ chứa nước sinh hoạt, xã sẽ đề nghị cấp trên tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới.

1.jpg
Nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Bát Xát phấn khởi khi được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

Tại xã Sàng Ma Sáo, năm 2023 có 104 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ bồn inox chứa nước. Ông Vừ A Sùng, Chủ tịch UBND xã Sàng Ma Sáo cho biết: Việc cấp bồn chứa nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt và đời sống, góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh tại khu vực nông thôn, miền núi.

Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phòng Dân tộc huyện Bát Xát đã phối hợp với UBND các xã rà soát, tiến hành cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Thay đổi tư duy, diện mạo khởi sắc (2).jpg

Từ năm 2022 đến nay, Phòng Dân tộc huyện Bát Xát đã cấp bồn chứa nước theo nhu cầu của các hộ nghèo. Ngoài bồn nước, các hộ còn được cung cấp đủ van, khóa và phụ kiện đi kèm để hoàn thiện lắp đặt 1 bộ sản phẩm. Trong đó năm 2022, huyện đã bàn giao 286 bồn chứa cho các hộ và tính đến hết tháng 10/2023, có thêm 528 hộ được nhận bồn chứa nước về lắp đặt và sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

fb yt zl tw