Hiệu quả chính sách hỗ trợ du lịch ở Bảo Yên

LCĐT - Nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết 06 ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đã tạo đà cho các mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bảo Yên phát triển.

Hiệu quả chính sách hỗ trợ du lịch ở Bảo Yên ảnh 1

Nhà sàn của gia đình bà San được chỉnh trang để đón du khách.

Năm 2022, gia đình bà Nguyễn Thị San ở bản Nà Khương, xã Nghĩa Đô vay 200 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính xã hội để chỉnh trang nhà sàn, khuôn viên gia đình đang sinh sống. Căn nhà sau khi được chỉnh trang vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống, hài hòa với không gian, cảnh quan nên được nhiều du khách chọn làm điểm tham quan trải nghiệm, lưu trú.

Năm 2022, thực hiện Nghị quyết 06 ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện và UBND xã khảo sát, đồng thời tổ chức giải ngân cho 20 hộ làm dịch vụ du lịch homestay tại xã Nghĩa Đô với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn ngân sách tỉnh 1 tỷ đồng, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 1,42 tỷ đồng). Nguồn vốn này đã thu hút và tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hơn 40 lao động trên địa bàn xã.

Ông Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô cho biết: Thực hiện Đề án 05 và Nghị quyết 08 của Huyện ủy Bảo Yên, các cơ quan, đơn vị chuyên môn của huyện tích cực lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cho phát triển du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa Đô gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Tày. Trong đó phải kể đến đóng góp đắc lực từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bà Nguyễn Thị Thương Thương, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Bảo Yên cho biết: Ngân hàng thường xuyên phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương tín dụng chính sách để người dân hiểu rõ và chấp hành đúng, xử lý kịp thời vướng mắc phát sinh.

Nhờ phát huy nguồn vốn hiệu quả, đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng đi vào hoạt động, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Mục tiêu của huyện Si Ma Cai đến tháng 8/2025 hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025. Riêng năm 2024, huyện phấn đấu hoàn thành 502 căn nhà, chiếm 80% mục tiêu của cả giai đoạn.

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, với số tiền này, số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai (tính theo kênh MTTQ tỉnh) khắc phục hậu quả mưa lũ đã vượt qua con số 50 tỷ đồng.

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lớn diện rộng, tạo ra sức tàn phá khủng khiếp ở khắp các địa phương trong tỉnh. Với thị trấn nghèo Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, đợt mưa lũ lớn nhất lịch sử này đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh mất nhà, thậm chí còn “cõng” gánh nợ hàng trăm triệu đồng không biết bao giờ mới có thể trả nổi.

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

fbytzltw