Hậu Covid-19 ở sản phụ: Đừng để có triệu chứng mới đi khám

Khám hậu Covid-19 ở sản phụ ngoài ý nghĩa kiểm tra cơ thể đã hoàn toàn ổn định sau thời gian điều trị Covid-19 hay chưa, còn sàng lọc các bệnh lý mạn tính, tiềm ẩn có thể khởi phát bởi các đáp ứng viêm trong Covid-19.

Hậu Covid-19 ở sản phụ: Đừng để có triệu chứng mới đi khám ảnh 1
PGS, TS Nguyễn Duy Ánh siêu âm cho thai phụ.

Theo chuyên gia này, việc tắc mạch có thể xảy ra ở nhiều cơ quan như não, tim, tắc động mạch tử cung. Bởi vậy, việc sinh nở với sản phụ từng nhiễm Covid-19 phải được theo dõi hết sức thận trọng để cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, sức khỏe của thai nhi, trẻ sơ sinh cũng là vấn đề được quan tâm đặc biệt khi mẹ mắc Covid-19. Một số bé có mẹ từng mắc Covid-19 gặp nhiều hơn các vấn đề liên quan tổn thương phổi, gan, rối loạn đông máu, loạn nhịp tim, tiêu chảy. Sau khi chào đời, các bé có thể khó thở hơn, sốt nhẹ, giảm tiểu cầu, chức năng gan rối loạn, nhịp tim nhanh, tràn khí màng phổi, có dấu hiệu nôn, khó tiêu,... dù được xét nghiệm cho kết quả âm tính với nCoV.

Sản phụ cần được hỗ trợ sức khỏe, tinh thần sau nhiễm Covid-19

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sim cho biết, hậu Covid-19 thường có diễn biến trung bình 1-3 tháng tùy từng người. Bởi vậy, những người sau nhiễm Covid-19 cần chú ý sức khỏe của mình, đặc biệt là các sản phụ.

Qua thăm khám các sản phụ hậu Covid-19, bác sĩ Sim cho biết, có rất nhiều biến chứng xảy ra với thai phụ như rối loạn chức năng thận, men gan tăng cao gây ra khó ăn, nhói ngực do đau tim, đặc biệt là nguy cơ đái tháo đường.

Bởi vậy, các bác sĩ khi thăm khám phải siêu âm, thăm dò trên tử cung để xem quá trình nuôi thai thế nào, đi tìm các biến chứng trên thai nhi để xem xét có cần theo dõi chuyên sâu hay không.

Từ những trường hợp cấp cứu nguy hiểm thời gian quan, bác sĩ Sim nhấn mạnh, việc chủ quan, không tái khám sau khi âm tính với nCoV, thậm chí không xét nghiệm khi làm thủ tục sinh, đã bỏ qua việc tầm soát, sàng lọc phát hiện nguy cơ rất có giá trị sẽ gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Tiến sĩ Sim cho hay nhiều trường hợp bên ngoài rất khỏe mạnh nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy có tổn thương đa cơ quan. Khi cuộc đẻ kết thúc, những người này không thể tự hồi phục và rơi vào tình trạng rất xấu.

“Nguy cơ đối với nhóm phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh cao hơn nhiều khi nhiễm Covid-19. Nguyên nhân là nhóm này được xem như đang mang bệnh nền, khả năng miễn dịch kém, do đó nguy cơ mắc bệnh và bị tổn thương nhiều hơn”, tiến sĩ Sim lưu ý.

Theo bác sĩ Nguyễn Công Định, Giám đốc Trung tâm Khám và điều trị, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 2 - nơi trực tiếp điều trị cho rất nhiều thai phụ nhiễm Covid-19 nhấn mạnh, thai phụ bị ảnh hưởng hậu Covid-19 kéo dài có thể không ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc em bé trong bụng, song làm tăng nguy cơ bị thai lưu, tiền sản giật hoặc tăng nguy cơ thai chậm phát triển, đẻ non…

Cụ thể, khi mẹ ho nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp ô-xy cho em bé, tăng áp lực ổ bụng, gây nguy cơ đẻ non. Hoặc khi yếu tố đông máu ở thai phụ tăng lên, làm giảm cung cấp máu cho em bé, làm thai chậm phát triển trong buồng tử cung.

Với các trường hợp này, nếu được thăm khám sớm, bệnh viện đều có phác đồ điều trị toàn diện, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Vì thế, việc khám hậu Covid-19 với các sản phụ đặc biệt quan trọng vì sản phụ cần được khám toàn diện, cân đo huyết áp, đánh giá các triệu chứng, nghe tim phổi, làm xét nghiệm máu, nước tiểu. Nếu không có biến chứng hậu Covid-19, sản phụ sẽ được theo dõi thai kỳ theo lịch bình thường.

Tiến sĩ Sim nhấn mạnh, việc tầm soát hậu Covid-19 không phải khám chỉ để chữa bệnh. Việc làm này còn có ý nghĩa kiểm tra cơ thể đã hoàn toàn ổn định sau thời gian điều trị Covid-19 hay chưa, đồng thời sàng lọc các bệnh lý mạn tính, tiềm ẩn như tiểu đường, tuyến giáp, rối loạn khoáng, một số bệnh tự miễn.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về mặt sức khỏe tinh thần cho thai phụ rất quan trọng. Sau nhiễm Covid-19, phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh thường cảm thấy lo âu, hoang mang, ngủ không ngon, từ đó rối loạn các chức năng trong cơ thể.

Một số trường hợp nặng nề hơn có thể trầm cảm, rối loạn hành vi, thậm chí tự sát. Dù số lượng này không lớn, việc không làm chủ được vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn rất quan trọng và cần được lưu tâm.

Do đó, khi tới khám hậu Covid-19, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ngoài tư vấn thai kỳ an toàn, còn giúp các sản phụ vượt qua các triệu chứng hậu Covid-19 khỏe mạnh, giúp họ bổ sung dinh dưỡng, giảm căng thẳng trong quá trình thai kỳ hay sau sinh nở. Điều này cũng giúp nhiều sản phụ vượt qua được trầm cảm sau sinh.

Không coi thường hậu Covid-19 ở sản phụ

Mới đây, Trung tâm Can thiệp Bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận điều trị cho sản phụ Hoàng Thị V., bị cạn ối sau nhiễm Covid-19. Sản phụ mang thai ở tuần 24, khi nhiễm Covid-19 cũng hoàn toàn khỏe mạnh, không có những triệu chứng nặng nề. Vì thế, sản phụ chủ quan không đi khám mà chỉ đi kiểm tra thai kỳ theo lịch.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sim, phụ trách Trung tâm Can thiệp Bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, khi thai phụ đến khám 3 tuần sau nhiễm Covid-19, thai không tăng thêm trọng lượng.

"Chúng tôi phát hiện sản phụ cạn ối, chỉ số D-dimer (chẩn đoán các bệnh lý huyết khối) rất cao, tăng gấp 7 so với người bình thường. Trường hợp này dù có truyền ối cũng không thể điều chỉnh được cơ chế đông máu”, bác sĩ Sim nói.

Thời gian qua, nhiều bà mẹ mắc Covid-19 và được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, do không được phát hiện sớm, một số bà bầu rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh khi lâm bồn do các biến chứng của Covid-19 đã biểu hiện trên toàn thân.

Mới đây nhất, sản phụ Nguyễn Thị L. lên bàn mổ đẻ ở tuần 38, sức khỏe hoàn toàn bình thường sau nhiễm Covid-19, bất ngờ tím tái toàn thân vì bị tắc mạch. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu khẩn cấp để cứu được tính mạng sản phụ. Đây là một trong số những sản phụ gặp biến chứng nghiêm trọng do chủ quan không đi khám hậu Covid-19. 

“Có những sản phụ sau ca mổ bắt con bất ngờ ngừng tim, tím tái toàn thân. Trước đó, sản phụ từng nhiễm Covid-19 triệu chứng nhẹ và không đi khám hậu Covid-19. Dù nhiễm Covid-19 nhẹ, nhưng khi cơ thể phản ứng lại sự tấn công của nCoV có thể gây ra tình trạng tắc mạch. Và khi can thiệp dùng thuốc trong mổ đẻ càng làm gia tăng nguy cơ tắc mạch cho sản phụ”, bác sĩ Sim cho hay.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cùng sở y tế các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tiếp tục tăng cường các biện pháp để kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024. Công tác này dựa trên tinh thần bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” là hoạt động nằm trong chuỗi kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn II của Bộ Y tế hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Ngày 17/5, tại Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức Tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024.

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Ngày 17/5, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan đã tổ chức buổi chạy thử thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, cũng cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp thực tế.

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Huyện Bảo Yên có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. Các xã trên địa bàn có nhiều hệ thống suối, ao, hồ, điều này đặt ra nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác đảm bảo an toàn sông nước.

fb yt zl tw