Hạn chế rủi ro cháy, nổ khi trẻ nhỏ ở nhà một mình

Mùa hè, giai đoạn cao điểm xảy ra cháy, nổ và đây cũng là thời điểm mà các học sinh, trẻ nhỏ bắt đầu thời gian nghỉ hè tại nhà. Nhiều gia đình đã để trẻ nhỏ tự quản, tự sinh hoạt tại nhà mà không có sự kèm cặp của người lớn, hoặc có nhiều gia đình cho con nhỏ tự do chơi tại khuôn viên nhà.

Nguồn: Bộ Y tế

Khi trẻ nhỏ ở nhà, sự sơ ý và lơ là của người lớn có thể khiến trẻ em gặp hiểm họa, tiềm ẩn xảy ra tai nạn cho chính các cháu hoặc người xung quanh. Nhiều vụ cháy, vụ tai nạn xảy ra do trẻ nhỏ khi người lớn vắng nhà. Trẻ nhỏ thường tò mò, nghịch các thiết bị điện, gây cháy. Đôi lúc, trẻ còn tự làm bị thương mình, bị bỏng, chảy máu chân tay do hiếu động; chưa kể còn có nhiều vụ cháy làm trẻ em tử vong và gây thiệt hại lớn về tài sản. Quá trình điều tra cho thấy nguyên nhân phần lớn là do người thân khóa trái cửa, vì vậy không nên để trẻ ở nhà một mình và khóa cửa dù với bất kỳ lý do nào.

Trong trường hợp buộc phải để con ở nhà một mình mà không có ai bên cạnh, Công an thành phố lưu ý một số biện pháp để hạn chế thấp nhất rủi ro từ cháy nổ gây ra với trẻ nhỏ.

Đối với phụ huynh, Công an thành phố lưu ý, tuyệt đối không được khóa cửa nhốt trẻ ở trong nhà mà không để lại chìa khóa cho trẻ; cần đặt chìa khóa cửa chính tại một nơi quy định hoặc trong tầm tay của các em nhỏ để các em có thể tìm được chìa khóa nhanh chóng và mở cửa trong trường hợp có hỏa hoạn hay các sự cố khác.

Phụ huynh luôn chuẩn bị đồ ăn cho con trước khi ra khỏi nhà, không cho bé tự đun nấu và tiếp xúc với thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Đồng thời, bố mẹ cũng cần gọi điện về cho con ít nhất 2 tiếng một lần, nhà có camera thì thường xuyên theo dõi con qua camera; dặn trẻ tuyệt đối không ra hoặc chơi đùa khu vực ban công, khu vực có độ cao nguy hiểm. Phụ huynh chủ động kiểm tra, khóa bình ga, tắt bình nóng lạnh, bếp điện đun nấu và các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng; dùng băng keo dán các ổ cắm điện mà trẻ dễ tiếp cận trong nhà; dạy trẻ nhận biết các thiết bị điện và các vật gây nguy hiểm, nghiêm cấm trẻ không được sờ vào.

Phụ huynh nhắc nhở trẻ nhỏ tắt các thiết bị điện không cần thiết và trước khi đi ngủ; không giao cho trẻ nhỏ thực hiện việc đốt vàng mã; hạn chế giao trẻ nhỏ thực hiện việc dùng bếp lửa để đun nấu đề phòng hỏa hoạn và bị bỏng; không giao cho trẻ nhỏ sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy, các loại thiết bị sinh nhiệt khác, việc lơ là của trẻ có thể dẫn đến nguy cơ gây cháy lớn.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị, các bậc phụ huynh chủ động tạo điều kiện cho trẻ nhỏ tham gia các lớp tập huấn rèn luyện kỹ năng sống, các lớp tập huấn, khóa đào tạo, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do các đơn vị, cơ quan chức năng tổ chức. Các bậc phụ huynh thường xuyên huấn luyện, chỉ dạy cho trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố nguy hiểm, cháy nổ; hướng dẫn con cách tự cầm máu và chuẩn bị sẵn băng, gạc…

Đặc biệt lưu ý, cha mẹ phải dạy bảo con những kỹ năng sinh tồn khi có hỏa hoạn. Cụ thể, khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy, các con phải chạy ngay ra vùng khói khí, hô hoán báo cho người lớn và gọi ngay cho lính cứu hỏa qua số điện thoại 114. Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn ở cạnh, các con phải bình tĩnh nghe theo sự chỉ dẫn của người lớn có mặt ở đó. Phụ huynh chỉ cho con những lối có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn xảy ra; cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt; tuyệt đối không nán lại mang theo đồ hay gọi điện cho lính cứu hỏa trong khi đám cháy đang phát triển mạnh.

Nếu gia đình đang sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, phụ huynh dạy con không bao giờ được di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy vì khi đó thang máy có thể ngừng do ngắt điện khi có hỏa hoạn. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, phụ huynh dạy con hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới; để tránh bị ngạt vì khói, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi, hoặc khoác thêm một chiếc áo khoác được nhúng nước nếu có thể; khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa, nên dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để dập tắt lửa; nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải, khăn ướt bịt chặt các khe cửa không để khói vào, sau đó chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw