Gương mặt trẻ tiêu biểu 2023: Cô gái Nùng "chung tình" với nghệ thuật xiếc

Những ngày tháng 3 của Tháng Thanh niên sôi nổi, nữ diễn viên xiếc người Nùng - Lô Thị Ngọc Thúy đón nhận 2 tin vui. Cô vinh dự nhận được danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú - sự tôn vinh cống hiến, đóng góp và gắn bó lâu dài của cô với nghệ thuật xiếc. Cùng với đó, Ngọc Thúy lọt vào danh sách 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.

nung-19324.jpg
Nghệ sỹ ưu tú Lô Thị Ngọc Thúy (trái) cùng người thầy là nghệ sỹ ưu Tú Đỗ Văn Hùng.

Những nỗ lực vượt khó, kiên trì với đam mê nghệ thuật xiếc của Ngọc Thúy là một câu chuyện truyền cảm hứng, khuyến khích, động viên nhiều người, nhất là giới trẻ, có tài năng tích cực rèn luyện để vươn đến những mốc son trong sự nghiệp.

Cái duyên và tâm sức với nghề

Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn nhằm tôn vinh những điển hình thanh niên tiêu biểu, dưới 35 tuổi, có thành tích nổi trội, xuất sắc, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Là một cán bộ Đoàn năng động, nhiệt tình của Liên đoàn xiếc Việt Nam, nghệ sỹ trẻ tài năng, tâm huyết với nghề nên hồ sơ của Lô Thị Ngọc Thúy đã lọt vào danh sách 20 đề cử năm nay. Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi giữa buổi luyện tập và lên sân khấu trình diễn, Ngọc Thúy đã chia sẻ với phóng viên TTXVN câu chuyện gắn bó với nghệ thuật xiếc đương đại.

Lúc 11 tuổi, Ngọc Thúy đã bén duyên với xiếc và quyết định rời Lạng Sơn xuống Hà Nội tham gia lớp tạo nguồn 2 tháng. Sau 2 năm được đào tạo cơ bản với các bộ môn như nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, thể thao, cô đã được phân vào nhóm chuyên môn sâu về nhào lộn. Từ đó, thể xác và tâm trí cô bắt đầu gắn kết hơn với các động tác và kỹ thuật nhào lộn. Đây là bộ môn khó nhất của xiếc. “Để trở thành một diễn viên nhào lộn, mỗi nghệ sỹ phải luyện tập trong thời gian dài, cường độ cao, khối lượng lớn và phải cực kỳ tập trung, chuyên tâm. Bởi chỉ một chút sơ sẩy, tai nạn xảy ra, chấn thương có thể khiến nghệ sỹ phải giải nghệ. Chính niềm đam mê với xiếc đã giúp tôi vượt qua khó khăn, đau đớn khi luyện tập để gắn bó với xiếc”, Ngọc Thúy chia sẻ.

Khóa đào tạo diễn viên xiếc của Thúy bắt đầu với 50 học viên. Sau 5 năm, chỉ còn phân nửa số này trụ được đến khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, nhiều người đã Nam tiến để lập nghiệp, kiếm sống. Còn Ngọc Thúy, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, gia đình ở xa nhưng cô gái dân tộc Nùng 16 tuổi đã nuôi hy vọng xây dựng sự nghiệp tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam (Hà Nội).

Là một nghệ sỹ nữ, có khuôn mặt sáng và nhiều tố chất, Ngọc Thúy đã được Nghệ sỹ Ưu tú Đỗ Văn Hùng “nhắm” chọn và giúp đỡ ngay khi bắt đầu sự nghiệp. Trực tiếp dìu dắt Ngọc Thúy từ khi cô 16 tuổi, Nghệ sỹ Ưu tú Đỗ Văn Hùng, Trưởng đoàn Nghệ thuật xiếc đương đại (Liên đoàn Xiếc Việt Nam) cho biết: Ấn tượng đầu tiên của anh về Thúy là cô có ngoại hình xinh xắn, cân đối. Với phái nữ hoạt động nghệ thuật, hình thức đẹp là một lợi thế. Thúy cũng có một cái duyên, khởi đầu tốt đẹp với nghề diễn viên xiếc.

Nhưng điều ấn tượng sâu sắc hơn là sự chăm chỉ, cần mẫn và tự giác của cô. Suốt một thời gian dài, ngày nào Ngọc Thúy cũng luôn nỗ lực hoàn thành khối lượng luyện tập chuyên môn cho mỗi tiết mục được giao. Đặc biệt, trong thời kỳ đầu luyện tập và đến tận bây giờ, khi đã là một diễn viên cứng, Ngọc Thúy luôn chủ động, tự giác luyện tập vượt ngưỡng được giao. Đây không chỉ là động lực để người làm thầy như Nghệ sỹ Ưu tú Đỗ Văn Hùng dồn thêm tâm huyết cho Thúy, mà còn “kích thích” anh sáng tạo các tiết mục mới để cô học trò cưng thể hiện được hết tài năng.

Giữ lửa nghề

Hai năm đầu về công tác tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam là thời gian khó khăn nhất. Vượt qua giai đoạn này, Ngọc Thúy đã có vị trí trong các tiết mục diễn, có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống tự lập. May mắn được đi tu nghiệp và trình diễn tại Ấn Độ trong thời gian dài, Ngọc Thúy không chỉ tích lũy thêm được tài chính để yên tâm ở lại Hà Nội mà có hành trang vững chắc để phát triển nghề.

Năm 2019, với sự xuất sắc trong trình diễn tiết mục “Nhào lộn trên sào” - một tiết mục đòi hỏi kỹ thuật và nghệ thuật cao, Lô Thị Ngọc Thúy đã giành huy chương Vàng trong Liên hoan Xiếc quốc tế năm 2019 diễn ra tại Hà Nội và Huy chương Vàng tại Liên hoan Xiếc thế giới năm 2019 diễn ra tại Quảng Ninh.

Nhưng đúng vào thời điểm sự nghiệp đang lên thì nghệ sỹ Ngọc Thúy bất ngờ gặp biến cố lớn. Trong khi luyện tập tiết mục đu dây lụa đôi nam - nữ tại tỉnh Đồng Nai, Ngọc Thúy tuột tay và bị rơi tự do từ độ cao khoảng 2m. Không có trang bị bảo hộ, lưng cô đập xuống sàn và bị chấn thương cột sống. Tai nạn diễn ra ngay thời điểm dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cao điểm. Khi Ngọc Thúy được chuyển về Hà Nội để điều trị cũng là lúc nhiều địa phương thực hiện giãn cách để chống dịch. Nhớ lại thời điểm khó khăn này, Ngọc Thúy cho biết: “Nỗi đau cơ thể tôi phải chịu là rất lớn nhưng không đáng sợ bằng suy nghĩ có thể phải rời bỏ sân khấu vì chấn thương. Nhưng được sự giúp đỡ của anh, chị em đồng nghiệp, sự động viên, hỗ trợ thầy Hùng, đặc biệt sự sát cánh của người chồng, cũng là bạn diễn, tôi đã tận dụng thời gian nghỉ dịch để phục hồi chấn thương, tích cực luyện tập để trở lại với sân khấu. Đến thời điểm này, xiếc vẫn là đam mê lớn nhất, tình yêu, sự nghiệp của tôi”.

Nghệ sỹ ưu tú Lô Thị Ngọc Thúy và các diễn viên của Liên đoàn Xiếc Việt Nam trình diễn tiết mục "Đu sen".
Nghệ sỹ ưu tú Lô Thị Ngọc Thúy và các diễn viên của Liên đoàn Xiếc Việt Nam trình diễn tiết mục "Đu sen".

Ngọc Thúy còn đi học thêm để trở thành huấn luyện viên Yoga, Pillates để có thêm thu nhập mà không bị gò bó về thời gian. Nguồn thu nhập này không chỉ giúp Ngọc Thúy trang trải cuộc sống gia đình, mà còn giúp cô bổ trợ các kỹ năng, rèn luyện sức khỏe để nuôi dưỡng đam mê với xiếc. Sau khi luyện tập chạy để tăng cường thể lực, một lần tình cờ đăng ký tham gia giải chạy vì cộng đồng do UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức, Ngọc Thúy đã “ẵm” luôn giải khiến bao người bất ngờ.

Đến năm 2021, nhờ nỗ lực rèn luyện và sáng tạo, Ngọc Thúy giành được giải Nhất, Cuộc thi tài năng Xiếc toàn quốc năm 2021 với tiết mục “Ngày hội vùng cao”. Chứng kiến quá trình phục hồi cũng như nghị lực vươn lên của Thúy, Nghệ sỹ Ưu tú Đỗ Văn Hùng vô cùng tự hào. Anh chia sẻ: Khi nhận dìu dắt một cô gái tài năng như Thúy, mục tiêu, nhiệm vụ của anh là nuôi dưỡng và thổi bùng đam mê trong cô gái nhỏ. Điều mà anh tâm đắc nhất suốt 15 năm qua là Ngọc Thúy luôn chịu khó luyện tập không ngừng nghỉ, không ngại khó, ngại khổ. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để Thúy thành công với nghề. Đến nay, Ngọc Thúy là một diễn viên đa năng. Khi đã nắm vững kỹ thuật của tiết mục rất khó là nhào lộn trên sào, Thúy có thể nhanh chóng thực hiện các động tác nhào lộn trên lưng ngựa hay biểu diễn với dây lụa.

Cô gái 30 tuổi đã có 20 năm gắn bó với nghệ thuật xiếc chia sẻ: Chọn gắn bó với xiếc, theo cô cái khó nhất là giữ được sự nhiệt huyết với nghề. Hiện nay, giới trẻ có nhiều lựa chọn ngành nghề, với mức thù lao cao hơn, giúp đảm bảo cuộc sống tốt. Nhiều nghệ sỹ mời cô “chuyển nghề”, làm việc cho các công ty tư nhân để có công việc nhẹ nhàng hơn, nhiều cơ hội hoàn thiện bản thân và tăng thu nhập nhưng Ngọc Thúy khẳng định sẽ luôn luôn “chung tình” với xiếc.

Hiện tại, Nghệ sỹ Ưu tú Lô Thị Ngọc Thúy đang miệt mài luyện tập chuẩn bị cho cuộc thi “Idol Circus 2024 - Tài năng xiếc 2024” dự kiến sẽ diễn ra tại Nga vào tháng 7/2024. Ở tuổi 30, cái tuổi được cho là “già” với một nghệ sỹ nhào lộn nhưng với Ngọc Thúy, đây là lúc cô thể hiện sự “máu lửa”, quyết tâm chinh phục những đỉnh cao mới và ghi dấu ấn cho xiếc Việt Nam ở đấu trường quốc tế.

Theo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw