Góp ý vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 16/1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã tham gia thảo luận tại Tổ số 5 góp ý vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tại đây, đại biểu Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phát biểu ý kiến đóng góp về sự cần thiết xây dựng Nghị quyết và một số nội dung dự thảo Nghị quyết.

z5075694859849-8ef6447701170b67e8e3518daf902a84-3283-1732.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ số 5.
z5075870400345-28b4b236b6b7be6c2c42bc464d934242-7509-3395.jpg
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tham gia phiên thảo luận tại tổ.

Theo đại biểu, về sự cần thiết xây dựng Nghị quyết xuất phát từ thực tiễn triển khai chương trình mục tiêu quốc gia đến nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập; một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần triển khai còn rất chậm. Do vậy, để tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới thì việc xây dựng và triển khai Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là hết sức cần thiết.

Đối với nội dung dự thảo Nghị quyết, đại biểu Sùng A Lềnh đã nêu các ý kiến đóng góp. Cụ thể: Điều 4 “Cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia”, Mục 1.1 "Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia" (quy định tại khoản 2, Điều 4 dự thảo Nghị quyết), đại biểu đề nghị bổ sung thêm một nội dung vào khoản c như sau: “- Thời hạn điều chỉnh dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 31 tháng 12 hàng năm”.

z5075870219530-09264caf53447f0afb00133e82525086-7361-6765.jpg
Đại biểu Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu ý kiến.

Giải thích thêm về nội dung này, đại biểu Sùng A Lềnh cho biết: Tại khoản 3 Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước về thời hạn điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách có quy định: Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế phải đến thời điểm tháng 12 mới xác định được cụ thể khối lượng chính thức hoàn thành trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kinh phí giữa các dự án, các hoạt động cho phù hợp.

Đối với khoản 5 Điều 4 “Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất”, đại biểu đề xuất lựa chọn phương án 1: “a) Thực hiện chính sách hỗ trợ theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, không áp dụng quy định quản lý tài sản công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 500 triệu đồng, hoặc tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân tham gia thực hiện dự án phát triển sản xuất. Việc xác định từng loại tài sản cụ thể cho từng đối tượng cụ thể do cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định khi phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất".

Theo đại biểu, phương án này kế thừa được kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án cộng đồng của các chương trình trước đây, đặc biệt là Chương trình 135. Tuy nhiên, cần phải có nghiệm thu và có quy chế quản lý cụ thể trước khi giao cho cộng đồng, chủ trì liên kết quản lý. Tại điểm b, Chính phủ cần nghiên cứu ở những vùng đặc biệt khó khăn thì những tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải có chính sách hỗ trợ cho không từ ngân sách nhà nước là 20% giá trị tài sản, giá trị tài sản còn lại là vốn của chủ trì liên kết hoặc được hưởng vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Để phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương thì chính sách này có thể giao cho UBND các tỉnh quy định cho từng trường hợp cụ thể.

Đối với khoản 7 Điều 4 “Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”, đại biểu Sùng A Lềnh đề xuất lựa chọn phương án 2: …"Hội đồng nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.”

Đại biểu giải thích thêm: Nội dung này giao cho cấp huyện là hợp lý, đảm bảo phân cấp, phân quyền triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng tính trách nhiệm của địa phương, chủ động hơn trong giải ngân nguồn vốn vì địa phương sát với thực tế, nắm vững khó khăn, vướng mắc và chủ động đưa ra các giải pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả.

Ngoài ra, đại biểu Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung cho phép địa phương được điều chỉnh nguồn vốn sự nghiệp không sử dụng hết (do không còn nội dung chi) để thực hiện các nội dung khác mang tính chất đầu tư như: đầu tư đường giao thông, trường lớp học, tôn tạo hoặc xây dựng công trình bảo tồn kiến trúc của các dân tộc thiểu số… nhằm sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn chương trình.

Lý do đưa ra là: Thực tế việc phân bổ nguồn lực từ Trung ương cho một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần còn chưa hợp lý như kinh phí bố trí cho các nội dung đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát quá lớn so với nhu cầu của địa phương, trong khi đó nhu cầu nguồn vốn bố trí cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn nhưng Trung ương bố trí còn hạn chế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Đó là phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 khi dự và chủ trì phiên họp thứ Nhất của Tiểu Ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 diễn ra sáng 3/7.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Chiều 2-7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức công bố quyết định về giải thể, sáp nhập và thành lập các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh. Đại tá Hoàng Văn Toàn - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì Hội nghị.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

fb yt zl tw