Góp phần gìn giữ, xây dựng văn hóa con người Lào Cai

Trong chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Báo Lào Cai luôn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

3.jpg

Ngay trong số đầu tiên của Báo Lao Cai đổi mới, phát hành ngày 10/4/1963 đã đăng tin “Xã Phố Lu, huyện Bảo Thắng nhận thi đua với xã Quang Kim, huyện Bát Xát đảm bảo đầy đủ 7 chỉ tiêu huyện giao cho và còn thách thức 4 điểm nữa”. Trong 4 điểm thách thức có việc “cam kết hoàn thành phun thuốc muỗi trước ngày 3/4/1963 để đảm bảo phòng bệnh mùa hè trong Nhân dân” - đây là một nội dung thời sự của thời điểm này, đó cũng chính là cách xây dựng đời sống văn hóa cho đồng bào thông qua tuyên truyền xây dựng lối sống hợp vệ sinh, tiến bộ. Những định hướng và cách làm này vẫn được Báo Lào Cai duy trì, phát huy trong suốt hành trình phát triển Báo Lào Cai.

Đặc biệt, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/8/2021 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững, Báo Lào Cai đã nỗ lực thông tin, tuyên truyền xây dựng văn hóa và con người Lào Cai phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

4.jpg

Là cơ quan báo Đảng địa phương, nhận thức rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm, thực hiện tôn chỉ, mục đích của tờ báo trong xây dựng và phát triển văn hóa đối với một tỉnh có đông đồng bào các dân tộc, Báo Lào Cai đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động bám sát 5 mục tiêu, 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp nêu trong Nghị quyết số 33 và các nội dung Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy. Theo đó, nội dung tập trung tuyên truyền xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên nền tảng truyền thống tốt đẹp của quê hương; đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới; phát huy vai trò của MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… tạo môi trường văn hóa lành mạnh, đáng sống ở từng xã, phường, thị trấn, thôn, bản. Từ đó, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng tâm hồn con người Lào Cai toàn diện.

Báo Lào Cai đã xây dựng và phối hợp với các ban, ngành và các địa phương trong tỉnh triển khai hàng trăm chuyên đề trên các ấn phẩm báo in, báo điện tử với hàng nghìn tác phẩm báo chí (bài viết, ảnh báo chí) tuyên truyền toàn diện về văn hóa, bảo tồn văn hóa các dân tộc. Ngoài các bài viết do phóng viên thực hiện, Báo Lào Cai còn mở rộng mạng lưới cộng tác viên, đặc biệt có sự tham gia cộng tác của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ... góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm, tạo cái nhìn đa chiều và chuyên sâu hơn về văn hóa và con người Lào Cai.

2.jpg

Không chỉ đổi mới về nội dung, những năm gần đây, Báo Lào Cai đã có nhiều sáng tạo trong tuyên truyền xây dựng văn hóa và con người Lào Cai theo đặc thù riêng của từng ấn phẩm và đối tượng bạn đọc, điều này càng dễ nhận thấy ở Báo Lào Cai điện tử. Phát huy lợi thế thông tin nhanh, đa chiều, tương tác cùng bạn đọc không giới hạn, Báo Lào Cai điện tử đã tập trung sản xuất, đăng tải các sản phẩm có chất lượng cao. Từ định hướng này, các chuyên trang, chuyên đề, như Xây dựng đời sống văn hóa; Cùng bàn luận; Lào Cai chuyện nghề xưa - nay; OCOP Lào Cai... đã ra đời. Các chuyên trang, chuyên đề cung cấp thông tin sâu hơn, thông qua đó giới thiệu đầy đủ những vấn đề bạn đọc quan tâm liên quan đến từng chủ đề. Ví dụ như, thông qua chuyên trang OCOP Lào Cai đã có hàng trăm sản phẩm của nông dân Lào Cai được giới thiệu, quảng bá như lúa gạo Séng cù Mường Khương, gạo nếp Thẳm Dương, rượu ngô Bản Phố, rượu thóc San Lùng… qua đó góp phần bảo vệ nghề truyền thống cũng như bản sắc các dân tộc. Hoặc chuyên trang Lào Cai chuyện nghề xưa - nay giới thiệu đến bạn đọc quy trình sản xuất, những giá trị văn hóa truyền thống của nghề đan lát, rèn, làm trống… của đồng bào các dân tộc, qua đó phục vụ phát triển du lịch địa phương. Điều này cũng góp phần quảng bá hình ảnh, con người Lào Cai trong sản xuất, sinh hoạt, xây dựng đời sống mới.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Báo Lào Cai đã có trên 30 tác phẩm đoạt giải báo chí do trung ương tổ chức và gần 200 tác phẩm đoạt báo chí cấp tỉnh. Báo Lào Cai cũng là số ít cơ quan báo đảng địa phương có phóng viên đoạt giải Ảnh báo chí của Liên đoàn Báo chí ASEAN.

Từ ngày 1/4/2025, Báo Lào Cai và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai hợp nhất, Báo Lào Cai tiếp tục có thêm 2 loại hình báo chí, đó là phát thanh và truyền hình, sẽ càng có thêm sức mạnh để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực tế cho thấy, bài học về đổi mới công tác tuyên truyền, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo sức lan tỏa trong phát triển kinh tế gắn liền với phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, góp phần xây dựng văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu mới, đó là: Chủ động nghiên cứu nội dung các nghị quyết để có định hướng tuyên truyền ngắn hạn, dài hạn theo từng chủ đề, chủ điểm; xây dựng và thực hiện các chuyên mục, chuyên đề trên các ấn phẩm gắn với thực tiễn địa phương, gần gũi với văn hóa các dân tộc bản địa; chủ động đổi mới hình thức thể hiện và triển khai xuất bản trên đa nền tảng. Đồng thời chú trọng tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, tinh thần trách nhiệm xã hội cho đội ngũ người làm báo. Từ đó, thể hiện tốt hơn vai trò của báo chí trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, lan tỏa tinh thần, ý chí, bản lĩnh của Nhân dân các dân tộc Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

fb yt zl tw