Giữ gìn đạo hiếu ngày Xuân

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp gia đình quây quần, đoàn viên mà còn chứa đựng biết bao giá trị văn hóa truyền thống người Việt truyền dạy con cháu mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Bên gian nhà thơm mùi khói bếp, chiều 30 Tết theo chân ông đi vớt bánh chưng, con tôi háo hức lắm. Cầm theo chiếc bánh nhỏ xinh ông gói riêng cho, con líu lo ca hát, rộn ràng chạy khắp sân nhà. Đêm 30 cũng như bao đêm khác, tôi kể chuyện cho con nghe trước giờ đi ngủ, nhớ lại niềm vui trước đó, con nhắc mẹ kể câu chuyện về sự tích bánh chưng, bánh giầy.

1723-cach-goi-banh-chung-ngay-tet.jpg
Bánh chưng thể hiện tấm lòng thơm thảo của con cháu thành tâm dâng lên trời đất, tổ tiên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: Internet

Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ, vua Hùng đã gọi các con đến và truyền rằng, ai tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua nhất sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các hoàng tử nghe lời vua cha lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Riêng Lang Liêu là người con nghèo khó nhất, chàng không tìm những sản vật quý hiếm mà dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh tượng trưng cho trời tròn (bánh giầy) và đất vuông (bánh chưng) để làm lễ vật.

Nhờ hương vị thơm ngon cùng ý nghĩa của 2 loại bánh, thức quà dâng lên của Lang Liêu đã giúp chàng được chọn làm người thừa kế ngai vua. Cũng kể từ đó, cứ đến tết Nguyên đán, người dân lại cùng nhau làm hai loại bánh này để cúng trời đất, tổ tiên.

Kể chuyện cho con cũng là lời tôi tự nhắc nhở mình về truyền thống, về đạo lý của dân tộc được truyền dạy từ đời này sang đời khác trong mỗi nếp nhà. Tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết đâu phải tự dưng mà có, mà nó được đúc kết từ câu chuyện cổ xa xưa, truyền đời trong suốt hàng ngàn năm của người Việt.

122541-chuc-tet-1.jpg
Tết Nguyên đán là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. Ảnh: Internet

Tôi cũng không quên dạy con buổi sớm mai khi thức dậy, rằng: “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Đó không chỉ là lời nhắc nhở về thứ tự chúc Tết, thăm hỏi trong những ngày đầu năm mới mà còn là cách để thể hiện lòng hiếu thảo, tri ân đối với những người đã có công sinh thành và dạy dỗ mình, là cách người Việt nhớ về nguồn cội, thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo".

Những câu chuyện dần khép lại, con lim dim đi vào giấc ngủ say, môi xinh nở nụ cười như chờ đợi mai thức dậy sẽ được làm theo những lời hay mẹ kể. Có lẽ đứa trẻ thơ chưa thể nào hiểu hết về chữ “hiếu” trong mỗi câu chuyện nhỏ, nhưng tôi tin rằng, một năm rồi lại một năm, nối dài theo hành trình con khôn lớn, chữ “hiếu” sẽ theo con suốt trọn cuộc đời. Giống như cách ông bà dạy bố mẹ, bố mẹ dạy chúng tôi, giờ đây tôi tiếp tục lời dạy đó cho những đứa trẻ - tương lai của gia đình về đạo hiếu ngày xuân. Tôi tin rằng chữ “hiếu” là gốc rễ vững bền để mai này con có đi tới đâu vẫn luôn nhớ về cội nguồn, về tổ tiên và những người nuôi dạy, dưỡng dục con khôn lớn, để con hiểu hơn hết mùa xuân của mỗi người đều từ chữ “Hiếu” mà nên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw