Giữ "báu vật" của người Dao đỏ

Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 1
Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 2

Có dịp về thôn Ky Công Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát những ngày đầu Xuân, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Cháo Láo Chiếu, một trong số ít người đang theo đuổi nghề vẽ tranh thờ của dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai. Ông Chiếu bảo, để vẽ một bức tranh thờ đẹp, có hồn, người vẽ phải lột tả được cái “thần” của nhân vật. Việc vẽ tranh thờ đòi hỏi người vẽ phải rất tỉ mỉ trong từng khâu, như chọn màu, pha màu, phối hợp màu sắc cho cân xứng, hài hòa, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì nên không phải ai cũng có thể làm được.

Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 3
Bộ công cụ vẽ gồm bút lông, giấy bản, mực và dụng cụ bồi (dao, bột sắn hoặc bột gạo, giấy đã vẽ bản mẫu…). Màu sắc trong tranh thờ thường là màu nước, trong đó các gam màu chủ đạo là vàng, xanh, đỏ, trắng, đen. Tranh thờ của người Dao được lưu giữ qua nhiều đời, nên người Dao thường sử dụng giấy dó để vẽ, vì loại giấy này có độ dai bền, tuổi thọ cao. 
Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 4
Người Dao thường thờ các bộ tranh như Sò phảng, Hành sư, Tam Thanh đại đường... Mỗi bộ tranh mang những ý nghĩa, sắc thái khác nhau, trong đó nổi bật và phổ biến nhất chính là bộ Tam Thanh đại đường gồm 12 bức tranh to vẽ đủ 120 binh lính và 4 bức tranh nhỏ vẽ Tứ phủ công tào.
Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 5
Người nắm giữ kỹ thuật vẽ tranh thờ trong cộng đồng người Dao là những thầy Tào, thầy cúng chứ không phải ai cũng vẽ được. Khi vẽ, họ thường chọn ngày tốt để khai bút, một bộ tranh thờ được vẽ rất kỳ công nên việc hoàn thành một bộ tranh thường mất khoảng vài tháng đến 1 năm. Khi bức tranh hoàn thành sẽ làm lễ khai quang (điểm nhãn) cho bộ tranh rồi mới được treo.
Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 6
Ngoài tranh thờ, người Dao còn vẽ mặt nạ giấy trong giấy dó khổ nhỏ. Mặt trước là hình quan văn, mặt sau là quan võ hoặc có thể là hình Tam Thanh ở mặt trước, mặt sau là hình quỷ để ngăn tà ma.
Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 7
Là người tâm huyết với việc lưu giữ, bảo tồn và duy trì những tư liệu, văn hóa tín ngưỡng của người Dao, ông Chiếu vẫn luôn mong muốn truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm của mình cho thế hệ sau.
Giữ "báu vật" của người Dao đỏ ảnh 8

Thời gian qua, chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng luôn dành sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để có thể hỗ trợ nghệ nhân mở lớp truyền dạy kỹ năng vẽ tranh thờ nhằm tìm người kế cận, lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc mình.

Tin tưởng rằng, với sự nỗ lực không mệt mỏi của những người như ông Chảo Láo Chiếu và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nét đẹp văn hóa độc đáo của tục vẽ tranh thờ của người Dao đỏ sẽ được gìn giữ và phát triển đến muôn đời sau.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập trung cao độ “canh lửa, giữ rừng”

Tập trung cao độ “canh lửa, giữ rừng”

Những ngày này, các cánh rừng thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) đang ở mức cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Đây là khoảng thời gian những người thực hiện nhiệm vụ “canh lửa, giữ rừng” phải tập trung cao độ nhất.

Sắc tím hoa bằng lăng

Sắc tím hoa bằng lăng

Những ngày đầu hè, khi đi dạo xung quanh những con phố của thành phố Lào Cai, ta có thể dễ dàng bắt gặp những cây hoa tím mộng mơ, khoe sắc dưới những tia nắng mùa hạ.

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Như mạch nguồn chảy mãi, người Bố Y ở vùng “đất thép” Mường Khương vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ trang phục, thói quen sinh hoạt đến các điệu dân ca, dân vũ. Một ngày đến với bản nhỏ Lao Hầu ở xã Thanh Bình, được hòa mình vào những điệu dân vũ là một ngày được “sống” trong những giá trị văn hóa bao đời.

Mùa cấy lúa trên ruộng bậc thang

Mùa cấy lúa trên ruộng bậc thang

Sau đợt hán hán kéo dài, những ngày gần đây tranh thủ "cơn mưa vàng", đồng bào vùng cao tích cực ra đồng cày bừa để cấy vụ lúa duy nhất trong năm cho kịp thời vụ. Không khí lao động trên các cánh đồng ruộng bậc thang diễn ra tích cực, khẩn trương.

Người Dao Văn Bàn giữ nghề dệt

Người Dao Văn Bàn giữ nghề dệt

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, ở thôn Bản Mai, xã Tân Thượng (Văn Bàn), những phụ nữ Dao Họ vẫn cần mẫn đêm ngày bên khung cửi. Không chỉ để làm ra các trang phục cổ truyền độc đáo, họ còn mong muốn giữ gìn và lưu truyền nghề dệt hàng trăm năm tuổi của dân tộc mình.

Hoa Phượng rực rỡ giữa thành phố Lào Cai

Hoa Phượng rực rỡ giữa thành phố Lào Cai

Mới đầu tháng 5 nhưng hoa Phượng đã nở rộ trên nhiều tuyến phố của thành phố Lào Cai, báo hiệu hè về. Đây cũng là loài hoa gợi nhớ bao ký ức tươi đẹp về một thời cắp sách đến trường của lớp lớp học trò…

Bừng sáng đêm Lào Cai

Bừng sáng đêm Lào Cai

Nằm trải dài bên đôi bờ sông Hồng, thành phố Lào Cai yên bình với những đường phố rộng mở và rực rỡ với những ánh sáng của đèn điện tỏa ra từ các khu trung tâm thành phố, khu hành chính mới.

Cánh yến trong ngày hội

Cánh yến trong ngày hội

Nghĩa Đô (Bảo Yên) là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng sâu sắc. Một trong số đó có trò chơi dân gian đánh yến đã và đang được đồng bào Tày nơi đây gìn giữ, truyền lại và diễn xướng mỗi mùa lễ hội.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Sa Pa lấp lánh mùa nước đổ

Sa Pa lấp lánh mùa nước đổ

Ngày đầu mùa hè này, lên vùng núi cao Suối Thầu (nay thuộc xã Liên Minh) của thị xã Sa Pa, du khách sẽ có cơ hội ngắm những khu ruộng bậc thang mùa nước đổ đẹp như tranh thủy mạc.

Quy trình "vàng" sản xuất trà ô long

Quy trình "vàng" sản xuất trà ô long

Báo Lào Cai - Trà ô long là loại trà đặc thù, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong cách chế biến, trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và mất khoảng 36 đến 48 giờ liên tục mới cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Quy trình sản xuất trà ô long ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương sẽ được bật mí trong chùm ảnh dưới đây nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách tạo ra những viên trà tươi xanh, thơm ngát.

Sắc hoa trên đỉnh Ky Quan San

Sắc hoa trên đỉnh Ky Quan San

Báo Lào Cai - Sinh trưởng, phát triển ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, thường xuyên phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, nhưng mùa nào cũng có rất nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc trên đỉnh núi Ky Quan San. Đỉnh núi cao thứ tư Việt Nam vốn hoang sơ, hùng vĩ, khi được tô điểm bởi sắc hoa rực rỡ đã trở nên thơ mộng, lung linh, hấp dẫn du khách xa gần.

Nơi làm lại những cuộc đời lầm lỡ

Nơi làm lại những cuộc đời lầm lỡ

LCĐT - Đón nhận hàng trăm cuộc đời lạc hướng, lầm lỡ bằng tình yêu thương và trách nhiệm, Cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai) đã và đang giúp họ "vẽ" lại cuộc đời.
fb yt zl tw