Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân

Dù mức giảm trừ đã tăng nhưng lạm phát và các chi phí sinh hoạt ngày càng cao đang gây khó khăn cho nhiều gia đình nên cần có sự điều chỉnh kịp thời để giảm bớt gánh nặng thuế cho người lao động.

Cán bộ, công chức thuế rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế.
Cán bộ, công chức thuế rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế.

Theo các chuyên gia kinh tế, mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân hiện nay đã không còn phù hợp với mức sống thực tế của người dân.

Dù mức giảm trừ đã tăng nhưng lạm phát và các chi phí sinh hoạt ngày càng cao đang gây khó khăn cho nhiều gia đình. Do đó, cần có sự điều chỉnh kịp thời để giảm bớt gánh nặng thuế cho người lao động, nhất là khi thu nhập bình quân của người dân vẫn còn thấp so với mức giảm trừ hiện tại.

Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng (VAT).

Từ năm 2009, khi Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực, mức giảm trừ gia cảnh ban đầu khi áp dụng luật đối với người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, đến năm 2020 nâng lên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và 4,4 triệu đồng/người phụ thuộc.

Với mức giảm trừ như hiện nay, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..., hiện nay cũng chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) đều làm công ăn lương, có 2 con nhỏ đang trong độ tuổi đi học chưa đủ 18 tuổi, có tổng mức thu nhập hơn 37 triệu tháng. Hai con nhỏ đang được kê khai giảm trừ gia cảnh theo bố bởi chồng chị Hà đang có thu nhập hơn 20 triệu đồng. Như vậy hiện giờ chỉ có thu nhập của chị Thu đang chịu thuế thu nhập cá nhân.

Theo chị Thu, với mức thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh theo Luật hiện hành, gia đình chị mỗi năm đang mất khoảng 5 triệu đồng tiền thuế. Dù đây không phải là số tiền lớn nhưng với hoàn cảnh gia đình chị vẫn là rất quý.

“Chi phí tiền học phí cho hai con cùng với chi phí sinh hoạt đang không ngừng tăng do áp lực của lạm phát đã tạo gánh nặng chi phí lớn cho 2 vợ chồng tôi dù thu nhập cũng không phải quá thấp,” chị Thu chia sẻ.

Không chỉ riêng chị Thu, nhiều gia đình đang sinh sống tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu áp lực tương tự. Những khoản chi phí thường ngày như học hành, ăn uống, các khoản phí… khiến số thu nhập gần như không còn dư địa. Đó là chưa kể những khoản chi phí phát sinh như ốm đau; ma, chay, hiếu, hỉ… Điều này khiến cho nhu cầu tiết kiệm của các gia đình gần như bằng “0.” Với những gia đình trẻ, việc tiết kiệm thu nhập để dành cho mua sắm tài sản lớn như nhà cửa gần như không khả thi.

Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công bố thì thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam (theo giá hiện hành) là 4,96 triệu đồng và nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân là 10,86 triệu đồng/tháng/người. Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11 triệu đồng/tháng) là bằng hơn 2,21 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người, tương đương thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số giàu nhất.

Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định khi CPI biến động trên 20% so với lúc luật có hiệu lực hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo, nhưng qua theo dõi từ năm 2020 đến nay, CPI chưa biến động đến mức 20%.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng mức tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn và cần phải có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cho cuộc sống của người dân.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, mức giảm trừ khi tính thuế phải dựa vào đời sống thực tế của người dân, các chi phí thực tế như ốm đau, bệnh tật, nuôi con ăn học cần được tính vào.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng với quy định cộng dồn CPI 20% mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh, chính sách này đã lạc hậu, không theo kịp tốc độ thay đổi của nền kinh tế và chi phí sống. Từ năm 2020 đến nay, giá cả tăng không ngừng, nhưng mức giảm trừ vẫn cố định là một bất hợp lý. Do đó, theo ông Đinh Trọng Thịnh, mức giảm trừ gia cảnh đang quá thấp, cần phải tăng thêm, ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, mức giảm trừ nên ở khoảng 16-18 triệu đồng/tháng trở lên.

Trước đó, tại Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) hồi tháng 11/2024, Bộ Tài chính đánh giá mức giảm trừ gia cảnh hiện hành đã được áp dụng từ năm 2020 đến nay, cần đánh giá lại để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện mới.

Theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với sự biến động của giá cả, sự gia tăng mức sống dân cư cũng như dự báo cho thời gian tới.

Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu, điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Việt Nam có thể nghiên cứu để cắt giảm số bậc thuế của biểu thuế hiện nay từ 7 bậc xuống mức phù hợp; xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế...

Ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thuế thuộc Bộ Tài chính, cho biết CPI có thể biến động mạnh trong năm 2025 và Bộ Tài chính sẽ đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh mà không cần sửa Luật Thuế Thu nhập Cá nhân.

Dự kiến, kỳ họp tháng 10 sẽ xem xét vấn đề này, đồng thời Bộ Tài chính đang rà soát và dự định sửa đổi Luật trong năm 2025. Năm 2024, Bộ Tài chính cho biết, số thu từ thuế thu nhập cá nhân cả năm ước thực hiện là 189.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 157.000 tỷ đồng).

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Bão diễn biến theo kịch bản xấu khi đi sâu vào vịnh Bắc Bộ và tăng cấp.

Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11, đi vào sâu vịnh Bắc Bộ

Sáng nay, bão số 1 đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, dự báo đi sâu vào vịnh Bắc Bộ trước khi lên Trung Quốc, có thể gây gió mạnh cấp 9-11, giật cấp 14 ở vịnh Bắc Bộ, biển động dữ dội. Mưa lớn tiếp tục trong ngày hôm nay ở miền Trung, đồng thời mở rộng ra Thanh Hoá và đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của bão số 1.

Bão tăng cấp, đi vào vịnh Bắc Bộ

Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 1 sẽ đi vào khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ trước khi tiến lên bán đảo Lôi Châu vào đất liền Trung Quốc. Ảnh hưởng của bão với biển ven bờ các tỉnh miền Bắc sẽ lớn hơn, nguy hiểm hơn. Hôm nay, Miền Trung và Bắc Tây Nguyên tiếp tục mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng đến Hà Tĩnh.
Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
fb yt zl tw