Giải ngân các công trình, dự án trọng điểm mới đạt 29,7% kế hoạch

Bộ Tài chính vừa có công văn số 8689/BTC-ĐT gửi Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương năm 2023.

Thi công trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN

Theo đó, để Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương kịp thời chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, phấn đấu đạt kết quả trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính công khai giải ngân các công trình, dự án đến ngày 31/7 các dự án đã giải ngân là 43.507,8 tỷ đồng, đạt 29,7% kế hoạch năm,

Cụ thể, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/7 của 38 các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giải ngân 36.362,9 tỷ đồng, đạt 32,4% kế hoạch. 4 dự án (dự án thành phần) gồm: Cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (Bộ Giao thông vận tải) đạt 55,9%. Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (Tuyên Quang 54,9%, Hà Giang 100%), Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu 56,4% (Tiền Giang 70,3%) thuộc Bộ Giao thông Vận tải và dự án do địa phương quản lý có tỷ lệ giải ngân trên 50% so kế hoạch.

Cùng với đó, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của 85 các dự án giao thông liên vùng do 61 địa phương quản lý; trong đó, có 16 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 15% so kế hoạch. Các dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý giải ngân 7.144,9 tỷ đồng, đạt 21,8% kế hoạch; 13 dự án có tỷ lệ giải ngân trên 50% so kế hoạch; 31 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 15% so kế hoạch và đặc biệt có 2 dự án chưa giải ngân.

Công văn cũng công khai giải ngân vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 (theo Quyết định 1162/QĐ-TTg ngày 08/10/2023) đến ngày 31/7/2024 của 21 dự án sạt lở sông biển do các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long quản lý.

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến hết ngày 31/7 các dự án trên giải ngân 1.397,75 tỷ đồng, đạt 34,94% kế hoạch vốn ngân sách trung ương được giao. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50%. Thời hạn giải ngân nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 còn hơn 5 tháng, tuy nhiên còn nhiều địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, khó có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân đến ngày 31/12.

Để phấn đấu đạt kết quả trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo đúng các Nghị quyết của Chính phủ và công điện của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Cùng với đó, chỉ đạo chủ đầu tư, sở, ngành, nhà thầu và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công; đẩy nhanh thủ tục giải ngân vốn đầu tư công các dự án chưa giải ngân và có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân của cả nước Bộ Tài chính đã công khai hàng tháng. Đặc biệt, thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; việc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định tại Nghị định của Chính phủ.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc tạm ứng hợp đồng theo đúng quy định, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao và thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước bố trí cho các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý là 144.937 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (669.264 tỷ đồng), trong đó: các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải là 112.207,7 tỷ đồng; các dự án giao thông liên vùng là 32.730,4 tỷ đồng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw