Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Giá gà thấp kỷ lục, người chăn nuôi “gồng mình” gánh lỗ

Giá gà thấp kỷ lục, người chăn nuôi “gồng mình” gánh lỗ

Giá gà thịt xuống thấp kỷ lục trong thời gian dài khiến người chăn nuôi ở huyện Bảo Thắng gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải “gồng mình” gánh lỗ.

Vừa xuất chuồng lứa gà 5.000 con nhưng anh Phạm Nguyễn Ngọc, thôn An Trà, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn buồn bã vì phải gánh khoản lỗ lên tới 80 triệu đồng. Theo anh Ngọc, giá gà thịt bắt đầu giảm từ khoảng tháng 11 năm 2024 và xuống thấp nhất từ sau tết Nguyên đán, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Hiện nay, giá gà xuất chuồng đang ở mức 48 nghìn đồng/kg (đối với gà lai chọi), 40 nghìn đồng/kg (đối với gà hồ), đây là mức giá thấp nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân khiến giá gà giảm sâu là do nguồn cung gà hồ vượt cầu kéo theo giá các loại gà thịt khác giảm theo.

7.jpg

Tương tự, trang trại nuôi gà bán công nghiệp quy mô 10.000 con của gia đình ông Hoàng Văn Đức ở thôn An Trà cũng đang phải gánh lỗ khoảng 10 nghìn đồng/kg gà thịt xuất chuồng vì giá gà “chạm đáy” suốt vài tháng qua.

Ông Đức cho biết: Trong hơn 20 năm nuôi gà, chưa bao giờ tôi chứng kiến tình trạng giá gà xuống thấp và kéo dài như năm nay. Điều bất thường là ngay cả thời điểm tết Nguyên đán, sức tiêu thụ cao nhưng thị trường gà thịt cũng không có dấu hiệu lạc quan, thậm chí có lúc giá gà hồ (loại gà trống) xuất chuồng chỉ 38 nghìn đồng/kg.

4.jpg

Không chỉ các hộ chăn nuôi ở xã Sơn Hải, tình trạng giá gà giảm sâu cũng ảnh hưởng tới các gia trại, trang trại chăn nuôi mô hình bán công nghiệp quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Bảo Thắng.

Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, bình quân mỗi kg gà thịt (thời gian nuôi 3 - 4 tháng), chi phí sản xuất khoảng 50 - 57 nghìn đồng tùy từng thời điểm và loại thức ăn chăn nuôi. Với giá bán như hiện nay (khoảng 40 - 48 nghìn đồng/kg), các hộ nuôi gà đang thua lỗ nặng, rất khó để tái đầu tư, sản xuất.

Cũng theo các hộ nuôi gà, nguyên nhân chính khiến giá gà giảm là do người dân phát triển chăn nuôi mang tính tự phát, không có quy hoạch, nguồn cung vượt cầu. Mặt khác, mặc dù có tổng đàn gà lớn, nhưng chủ yếu nuôi theo mô hình trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ, chưa xây dựng được thương hiệu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá gà bấp bênh. Ngoài ra, gà từ các trang trại lớn ở vùng thấp cũng ồ ạt đổ về gây áp lực cho thị trường tiêu thụ trong tỉnh.

5.jpg

Nhận định về thị trường gà thịt và khả năng tái đàn, ông Hoàng Văn Đức cho rằng: Quy luật không đổi của thị trường là sau khi giá gà rẻ “chạm đáy” thì lại tăng cao. Nắm vững quy luật như thế nhưng tôi vẫn khá cẩn trọng tái đàn vì không biết giá gà hiện nay đã thực sự “chạm đáy” chưa. Nếu trước đây cứ 20 ngày, tôi vào một đàn mới thì nay khoảng 30 ngày. Mặc dù gặp khó nhưng chúng tôi vẫn tái đàn với mong muốn thị trường phục hồi khi hết chu kỳ giảm giá.

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp của huyện Bảo Thắng, hiện địa phương có hơn 100 trang trại, gia trại nuôi gia cầm với số lượng khoảng 2,1 triệu con. Mặc dù giá gà giảm mạnh nhưng phần lớn sản lượng gà thịt vẫn được thị trường tiêu thụ hết, không có tình trạng tồn đọng.

3.jpg

Ông Vũ Kiều Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bảo Thắng cho biết: Hiện nay, địa phương đang tìm nhiều giải pháp đồng bộ, giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Trước mắt, huyện đã liên hệ với một số đầu mối để liên kết tiêu thụ, từng bước giúp thị trường gà thịt khởi sắc.

Chúng tôi cũng quan tâm hỗ trợ các trang trại, gia trại xây dựng thương hiệu, đồng thời, tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực sơ chế, chế biến, giúp ngành chăn nuôi nói chung, nuôi gia cầm nói riêng trên địa bàn huyện phát triển bền vững.

Ông Vũ Kiều Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bảo Thắng

“Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi trên địa bàn huyện nên thận trọng khi tái đàn, tránh tình trạng cung vượt cầu, dẫn đến giá gà thịt tiếp tục giảm sâu. Người nuôi cũng cần nghiên cứu, chuyển đổi sang các giống gà có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn như nuôi theo hướng VietGAP, hữu cơ...; tăng cường phối trộn thức ăn hiện có tại địa phương để giảm chi phí sản xuất” - ông Hưng chia sẻ thêm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

fb yt zl tw