Giá điện sẽ tăng cao nếu EVN chấp thuận yêu cầu của chủ đầu tư điện khí

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện khí muốn được cam kết huy động sản lượng dài hạn, nhưng điều này có thể gây rủi ro tài chính, tạo áp lực lên giá điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nêu lên một số vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án điện khí LNG tại Quy hoạch Điện VIII.

Theo EVN, trong giai đoạn vừa qua, EVN với vai trò là đơn vị mua điện đã và đang thực hiện đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) với một số chủ đầu tư dự án LNG. Đồng thời, EVN cũng nhận được nhiều kiến nghị, đề xuất của các chủ đầu tư dự án còn lại liên quan đến các điều kiện để triển khai đầu tư loại hình nhà máy điện này.

EVN lo giá điện tăng nếu cam kết bao tiêu điện khí.
EVN lo giá điện tăng nếu cam kết bao tiêu điện khí.

Theo EVN, doanh nghiệp này đã đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) với dự án điện khí Nhơn Trạch 3 và 4, bắt đầu đàm phán với Nhà máy Điện khí Hiệp Phước.

Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, EVN cho biết có một số vướng mắc, cần được xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư các nguồn điện khí LNG tại Quy hoạch điện VIII.

Theo EVN, do giá thị trường điện không ổn định, trong quá trình đàm phán PPA, các chủ đầu tư dự án điện khí LNG luôn đề nghị EVN thống nhất tỉ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức từ 72% - 90% trong toàn bộ thời hạn hợp đồng.

Các bên cung ứng và vận chuyển nhiên liệu LNG cũng thường yêu cầu quy định tỉ lệ huy động để đảm bảo ổn định về lượng và giá nhiên liệu trong dài hạn. Việc này giúp họ lên kế hoạch vận tải đường biển quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam là thị trường mới và nhỏ với các nhà cung ứng LNG quốc tế.

Tuy nhiên, EVN cho rằng chấp thuận điều kiện này sẽ gây rủi ro làm tăng giá điện. Trong đó, LNG có giá thành cao, ở mức 12-14 USD một triệu BTU (một đơn vị năng lượng) khi nhập khẩu về đến cảng của Việt Nam. Theo đó, giá thành phát điện của nhà máy điện khí sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu sẽ ở mức 2.400-2.800 đồng một kWh, cao hơn nhiều so với các nguồn điện khác.

Đồng thời, theo Quy hoạch điện VIII, dự kiến đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện khí LNG chiếm khoảng 15% tổng công suất nguồn điện quốc gia. Với giá thành phát điện cao, độ biến động lớn, cùng yêu cầu cam kết sản lượng dài hạn như trên, chi phí mua điện đầu vào của EVN sẽ bị ảnh hưởng lớn, tác động mạnh đến giá bán lẻ điện đầu ra khi các nguồn điện LNG này vào vận hành.

"Việc chấp thuận tỷ lệ ở mức cao như đề nghị của các chủ đầu tư sẽ tạo rủi ro tài chính với EVN, đặc biệt là những năm có nhu cầu sử dụng điện không cao", EVN cho biết.

Theo Quy hoạch điện VIII đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng (LNG) sẽ đạt hơn 37.000 MW, tương ứng gần 25% tổng công suất nguồn điện. Trong đó, điện khí hóa lỏng (LNG) khoảng 24.000 MW, chiếm khoảng 15%.

Cũng theo quy hoạch này, tới năm 2030 sẽ có 13 dự án điện khí LNG được phát triển, song đều không theo kịp với tiến độ đề ra. Hiện, mới có nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, tổng công suất 1.500 MW đang thi công, dự kiến vận hành cuối năm sau và giữa 2025.

Theo tính toán của EVN, đến 2023, trường hợp các nguồn điện khí không vận hành đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng tới cung ứng điện. Sản lượng điện thiếu hụt kể từ 2028 khoảng 800-1,2 tỉ kWh. Trường hợp nhu cầu tăng cao có thể dẫn tới thiếu hụt tới 3 tỉ kWh mỗi năm sau 2030.

Để tránh nguy cơ thiếu điện, EVN cho rằng xác định rõ một tỷ lệ điện năng qua hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên là cần thiết.

Do đó, EVN này kiến nghị Thủ tướng quyết định tỉ lệ ở mức phù hợp trong giai đoạn trả nợ của dự án. Điều này nhằm đảm bảo khả thi trong thu hút đầu tư các dự án điện khí LNG, tránh tác động mạnh lên giá bán lẻ và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình nguồn khác.

"Mức này cần được quyết định bởi cơ quan nhà nước, để áp dụng chung cho các dự án", EVN nêu, đề xuất con số này có thể khoảng 65%.

laodong.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/BTGDVTU, ngày 31/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy về Chương trình công tác tuyên giáo và dân vận năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng kế hoạch tổ chức “Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai năm 2025”.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Tỉnh Lào Cai tiếp tục đồng hành với Tập đoàn TKV trong tháo gỡ vướng mắc phát sinh

Đó là phát biểu của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) về việc phối hợp tháo gỡ, vướng mắc cho các dự án sản xuất công nghiệp của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Buổi làm việc diễn ra chiều 3/4 tại thành phố Lào Cai.

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

fb yt zl tw