Gabriel Boric: Từ thủ lĩnh biểu tình tới Tổng thống trẻ nhất Chile

Ông Gabriel Boric, cựu thủ lĩnh cuộc biểu tình của sinh viên, đã được bầu làm Tổng thống Chile vào tháng 12/2021 ở tuổi 35. Ông là Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước này.

Khi hình dung về lãnh đạo một quốc gia, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến những người trong độ tuổi 50 trở lên và có nhiều kinh nghiệm hoạt động trên chính trường. Mặc dù điều này từng chính xác trong nhiều thập niên trước nhưng tình thế đã thay đổi trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của thế hệ lãnh đạo trẻ tài năng, nắm giữ sức mạnh kết nối các thế hệ trước. Dưới đây là chân dung một số nhà lãnh đạo trẻ nổi bật nhất thế giới.

tong-thong-chile-810.jpg

Hãng Reuters và tờ The New York Times dẫn lời Simon Boric - em trai nhà lãnh đạo này cho biết, ông Gabriel Boric đã hướng tới trở thành Tổng thống từ khi còn nhỏ.

Ngay từ bé, ông Boric đã là một diễn giả có sức thu hút và dấn thân vào chính trị một cách tự nhiên.

Người có thiên hướng lãnh đạo

Simon Boric kể: "Khi chúng tôi còn nhỏ, mọi người luôn nói về những năng lực nổi trội của Gabriel, chẳng hạn như tài hùng biện của anh ấy. Ông bà tôi nói: Cậu bé này sẽ trở thành Tổng thống... Gabriel bắt đầu quan tâm đến chính trị khi học trung học, rồi vào đại học, anh trở thành chủ tịch hội sinh viên trường luật. Nghe anh ấy phát biểu bạn có thể thấy con đường chính trị bắt đầu mở ra".

Con đường đó, gồm cả vai trò là nhà lãnh đạo các cuộc biểu tình của sinh viên tới một nghị sĩ mặc áo phông, đã đưa ông Gabriel Boric tới vị trí Tổng thống Chile, quốc gia từ lâu được coi là người "anh cả" ở khu vực Nam Mỹ đầy biến động.

Ông Boric đã tập hợp một nội các chủ yếu là nữ, kết hợp giữa những người cấp tiến trẻ tuổi và những nhà kỹ trị. Ông đã tỏ ra ôn hòa kể từ khi tranh cử và khi cam kết xóa bỏ mô hình định hướng thị trường được ca tụng của Chile.

chile-tong-thong-811.jpg

Nhà lãnh đạo cánh tả này phải đối mặt với một loạt thách thức sau khi nhậm chức. Ngay cả khi Chile viết lại hiến pháp, ông vẫn phải cân bằng tăng trưởng với các cam kết siết chặt các quy định về môi trường, xóa bỏ sự bất bình đẳng cố hữu có từ thời nhà lãnh đạo Augusto Pinochet.

Những người biết rõ về ông Gabriel Boric cho rằng quyết tâm sắt đá và kỹ năng lắng nghe đã giúp ông vượt qua sự chia rẽ của Quốc hội và hàn gắn những rạn nứt.

Carlos Ruiz, trưởng khoa xã hội học và khoa học xã hội tại Đại học Chile, thầy giáo của ông Gabriel Boric cho biết: "Quyết tâm là tính cách nổi bật của Boric".

Sự nghiệp chính trị

tong-thong-chile-812.jpg

Ông Boric theo học trường tư thục Anh rồi học luật tại Đại học Chile ở Santiago. Ông trở nên nổi tiếng khi lãnh đạo các cuộc biểu tình vào năm 2011 để yêu cầu một nền giáo dục tốt hơn, chi phí phải chăng hơn.

Pazz Sanfurgo, một trong những bạn cùng lớp của Gabriel Boric tại trường Anh cho biết: "Chúng tôi thường trêu chọc anh ấy, nói rằng anh chàng này sẽ trở thành Tổng thống Chile. Đó là vì niềm tin của anh ấy. Không nhất thiết là niềm tin chính trị mà là niềm tin vào những gì anh ấy muốn làm".

Ông Boric sau này trở thành nghị sĩ Hạ viện, đại diện cho vùng Magallanes rộng lớn và dân cư thưa thớt ở phía nam Chile. Sau khi bất ổn xã hội lan rộng ở Chile vào năm 2019, ông trở thành một nhân vật chủ chốt trong việc đưa ra thỏa thuận chính trị, dẫn tới trưng cầu dân ý để soạn thảo hiến pháp mới.

tong-thong-chile-813.jpg

Ban đầu là ứng cử viên gần như không thu thập đủ 35.000 chữ ký để tranh cử Tổng thống, ông Boric sau đó đã vươn lên dẫn đầu một liên minh cánh tả lớn và giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống.

Em trai ông Boric nói, anh trai ông là người tận tâm, luôn gần gũi với gia đình và bạn cũ. Theo người này, ông Boric không dễ khuất phục trước áp lực chính trị và sẵn sàng lắng nghe những quan điểm khác.

"Anh ấy là người khá ôn hòa, hành động vì niềm tin chứ không phải vì chủ nghĩa giáo điều. Nếu không đồng ý, anh ấy sẵn sàng tranh luận và đối thoại".

Theo Việt Nam Net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw