Eurozone có nguy cơ rơi vào suy thoái

Ngày 31/10, Văn phòng Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố các dữ liệu tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cho thấy, nền kinh tế khu vực đồng Euro có nguy cơ rơi vào suy thoái vào cuối năm nay sau khi tăng trưởng khu vực được ghi nhận ở mức âm trong quý III/2023.

Cụ thể, số liệu cho thấy kinh tế của 20 nước thuộc Eurozone giảm 0,1% trong quý III/2023, sau khi giảm 0,2% trong quý II. Con số này cho thấy những khó khăn kinh tế mà Eurozone đang đối mặt, trong đó có cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và mối lo ngại nhu cầu toàn cầu giảm.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có những nước không sử dụng đồng Euro, đạt 0,1%. Cũng theo báo cáo của Eurostat, Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong quý III vừa qua giảm 0,1%, trong khi kinh tế Áo giảm 0,6%. Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai EU, chỉ tăng 0,1% và kinh tế Italy chững lại ở mức 0%, gần rơi vào suy thoái.

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), tăng trưởng kinh tế Đức giảm 0,1% trong quý III/2023 so với cùng kỳ năm ngoái, làm tăng nguy cơ suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Theo ông Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng euro tại Pantheon Macro Economics: “Nền kinh tế Đức một lần nữa đang đứng trước bờ vực suy thoái kỹ thuật”. Các chỉ số đáng báo động của nền kinh tế Đức đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho khu vực đồng Euro.

Tuy nhiên, dữ liệu của Eurostat cũng cho thấy, lạm phát của Eurozone trong tháng 10 vừa qua giảm từ mức 4,3% của tháng 9 xuống mức 2,9%, thấp hơn so với mức dự báo trên 3%. Tỷ lệ lạm phát tháng 10 là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021 khi lạm phát khi đó được ghi nhận ở mức 2,2% và giảm so với mức đỉnh điểm 10,6% của tháng 10 năm ngoái sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra đã đẩy giá năng lượng tăng cao.

Theo Eurostat, giá năng lượng trong tháng 10 vừa qua tiếp tục giảm mạnh xuống mức 11,1% sau khi giảm 4,6% trong tháng trước. Đà tăng giá thực phẩm và đồ uống cũng chậm lại, tăng 7,5% trong tháng 10 so với mức tăng 8,8% trong tháng 9.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến nền kinh tế khu vực đồng Euro sẽ chỉ tăng trưởng 0,7% trong năm nay, 1% vào năm 2024 và 1,5% vào năm 2025.

Vào tuần trước, ECB đã giữ nguyên lãi suất, phá vỡ chuỗi 10 lần tăng lãi suất liên tiếp sau khi lạm phát khu vực Eurozone giảm mạnh trong tháng 9 và nhiều bằng chứng về sự yếu kém của nền kinh tế.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo rằng rủi ro đối với tăng trưởng của khu vực này vẫn còn và cho biết cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đồng nghĩa với triển vọng giá năng lượng sẽ trở nên “khó dự đoán hơn”.

Trước đó, ngày 14/9 vừa qua, ECB đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp (kể từ tháng 7/2022) lên mức cao kỷ lục 4% để ứng phó với tình trạng giá tiêu dùng tăng vọt, bất chấp những lo ngại rằng việc tăng lãi suất có thể khiến Eurozone suy thoái nặng nề.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw