EU kêu gọi ngừng xuất khẩu vũ khí để hỗ trợ Ukraine

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell kêu gọi các quốc gia thành viên tạm ngừng xuất khẩu vũ khí nhằm mục đích tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Chúng tôi không chỉ phải hỗ trợ Ukraine trong thời gian bao lâu mà còn bằng bất cứ điều gì cần thiết. Đó không chỉ là vấn đề thời gian mà còn là vấn đề số lượng và chất lượng của nguồn cung”, ông Josep Borrell phát biểu nhân chuyến thăm chính thức Ba Lan, ngày 5-2 (giờ địa phương).

Theo Euronews, tháng 3-2023, EU đã thông qua kế hoạch trị giá 2 tỷ euro nhằm tăng cường cung cấp đạn dược cho Ukraine, với cam kết gửi 1 triệu quả đạn pháo 155mm trong 12 tháng để giúp quốc gia này tăng cường năng lực tự vệ.

josep-borrell.png
Ông Josep Borrell.

Nhưng đến cuối năm 2023, EU mới chỉ cung cấp 330.000 viên đạn, bất chấp những lời đề nghị liên tục từ Kiev. Con số này dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 520.000 viên vào cuối tháng 3-2024.

Việc giao hàng chậm ban đầu được cho là do những gián đoạn chuỗi cung ứng và đầu tư chậm chạp. Tuy nhiên, ông Josep Borrell nhận định, năng lực công nghiệp không còn là trở ngại. Thay vào đó, việc các công ty châu Âu xuất khẩu vũ khí tới những khách hàng không trong tình trạng xung đột đang cản trở quá trình giao hàng cho Ukraine.

“Cách nhanh nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất để tăng nguồn cung cấp đạn dược cho Ukraine là ngừng xuất khẩu sang nước thứ ba. Đây là điều mà chỉ các quốc gia thành viên mới có thể thực hiện”, ông Josep Borrell nhấn mạnh.

Nhà ngoại giao 76 tuổi cũng lưu ý, ngoài 520.000 quả đạn pháo dự kiến ​​​​sẽ được giao cho Ukraine vào tháng 3 năm nay, các công ty châu Âu cũng đang cung cấp vũ khí cho Kiev “trên cơ sở thương mại” và với “số lượng lớn”, nhưng từ chối cung cấp số liệu cụ thể vì “lý do an ninh”.

Theo ước tính trước đây của Ủy ban châu Âu, 11 quốc gia thành viên EU có nhà máy sản xuất đạn pháo 155mm gồm: Bulgaria, Croatia, Séc, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Ba Lan, Slovakia, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

Hiện vẫn chưa rõ những quốc gia nào sẽ đáp lại lời kêu gọi của ông Josep Borrell về hạn chế xuất khẩu sang nước thứ ba do thị trường toàn cầu là nguồn thu dồi dào đối với ngành công nghiệp quốc phòng.

Trước đề nghị của ông Josep Borrell, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn, cho rằng Ukraine vẫn bị Nga áp đảo nên EU cần hỗ trợ Kiev thu hẹp sự chênh lệch.

Năm 2023, ông Josep Borrell đã đề xuất một kế hoạch đầy tham vọng trị giá 20 tỷ euro nhằm mang lại cho Ukraine sự hỗ trợ quân sự “bền vững và có thể dự đoán được” nhưng kế hoạch chi tiết này nhanh chóng bị lu mờ.

Gần đây nhất, ông Josep Borrell cũng đề nghị khoản viện trợ 5 tỷ euro cho Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF) - hệ thống ngoài ngân sách nhằm đền bù một phần cho các quốc gia thành viên về số vũ khí cung cấp cho Ukraine. Ý tưởng này vẫn đang trong quá trình đàm phán căng thẳng với kết quả dự kiến sẽ được công bố trong vài tuần tới.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc

Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc

Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.

48 người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc tại Trung Quốc

48 người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc tại Trung Quốc

Số người thiệt mạng trong vụ sạt lở đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã tăng lên 48 người. Trong khi đó, Văn phòng Ủy ban An toàn lao động thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc kêu gọi tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn đối với các cơ sở hạ tầng giao thông sau vụ việc trên.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.

fb yt zl tw