EU dự trữ khí đốt đạt ngưỡng 90% công suất

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 20/8 thông báo rằng, các cơ sở dự trữ khí đốt dưới lòng đất của Liên minh châu Âu (EU) đã 'vượt xa kế hoạch' trước hơn hai tháng, đạt tới 90% trữ lượng và sẽ đạt 100% trước ngày 1/11 tới.

EU dự trữ khí đốt đạt ngưỡng 90% công suất ảnh 1

Phát biểu trên trang cá nhân Twitter, bà Ursula von der Leyen cho biết, việc dự trữ khí đốt sẽ giúp EU giữ an toàn năng lượng trong mùa đông này và tiếp tục tìm nguồn cung đa dạng hơn cho tương lai thay thế nguồn khí đốt từ Nga.

Nhằm mục đích tối ưu hóa sự chuẩn bị của EU cho mùa đông sắp tới, quy định về lưu trữ khí đốt vào tháng 6/2022 đã đặt ra mục tiêu ràng buộc của EU cần phải dự trữ đầy 90% các cơ sở lưu trữ trước ngày 1/11 hằng năm. Việc dự trữ khí đốt là chìa khóa để bảo đảm nguồn cung ở EU vì có thể đáp ứng tới một phần ba nhu cầu khí đốt của EU trong mùa đông.

Năm ngoái, EU cũng đã thông qua một quy định nhằm bảo đảm khả năng lưu trữ khí đốt ở EU được lấp đầy trước mùa đông và có thể được chia sẻ giữa các nước thành viên trên tinh thần đoàn kết. Đã có sự gián đoạn đáng kể đối với thị trường khí đốt thế giới do xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Như vậy, theo kế hoạch dự trữ khí đốt, các nước thành viên EU phải đạt được tới 80% công suất muộn nhất là vào ngày 1/11 và 90% trước mùa đông tiếp theo. Cuối tháng 3 vừa qua, lượng dự trữ khí đốt ở mức 56%, trên ngưỡng 40% được coi là ngưỡng quan trọng vào thời điểm để có thể đảm bảo nguồn cung.

Hết mùa đông năm 2021-2022, tỷ lệ dự trữ khí đốt của EU thấp, đạt 25,66%, chỉ vài tuần sau khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Ban đầu, EU buộc phải lấp đầy kho dự trữ bằng cách mua số lượng lớn khí đốt từ Nga với giá cao.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

fb yt zl tw