ESA ấn định thời điểm phóng tên lửa Ariane 6 lần đầu tiên

Ngày 30/11, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thông báo kế hoạch phóng đầu tiên của tên lửa Ariane 6 thế hệ tiếp theo, bị trì hoãn từ lâu, sẽ diễn ra từ ngày 15/6 - 31/7/2024.

Tên lửa đẩy Ariane 6 tại sân bay vũ trụ châu Âu ở Guiana, Pháp, ngày 23/6/2023.

Hệ thống phóng tên lửa trên ban đầu được lên kế hoạch phóng vào năm 2020, nhưng đại dịch COVID-19 và nhiều vấn đề kỹ thuật khiến hệ thống này không thể hoạt động, làm Liên minh châu Âu (EU) mất đi phương thức để tự đưa các sứ mệnh hạng nặng vào không gian.

Phát biểu tại họp báo, Giám đốc ESA, ông Josef Aschbacher cho biết kế hoạch phóng vào năm 2024 được đưa ra sau buổi thử nghiệm thành công tại sân bay vũ trụ của châu Âu ở Guiana (Pháp) hồi tuần trước. Cuộc thử nghiệm bao gồm việc kích hoạt động cơ Vulcain 2.1 của bệ phóng và chạy động cơ trong hơn 7 phút.

Ông Aschbacher cho biết đây là một "ngày tốt lành" cho những nỗ lực không gian của EU. Theo ông, ngày phóng chính xác hơn sẽ được công bố vào tháng 3 hoặc tháng 4/2024.

Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Pháp (CNES), ông Philippe Baptiste cho biết quyết định về một ngày phóng chính xác ngày sẽ tùy vào "đánh giá năng lực chung" của trình khởi chạy. Ariane 6 vẫn phải vượt qua hai cuộc thử nghiệm nữa trong “điều kiện xuống cấp” vào ngày 3 và 15/12. Các cuộc thử nghiệm này sẽ kiểm tra xem độ tin cậy và độ bền của bệ phóng có đáp ứng mong đợi hay không.

Ariane 6 được thiết kế để theo kịp sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường tên lửa, bao gồm cả SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Phiên bản trước, Ariane 5, được phóng lần cuối cùng vào tháng 7/2023, tức là 27 năm sau vụ phóng đầu tiên.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw