Đứt cầu phao Ninh Cường trên sông Ninh Cơ

Cầu phao Ninh Cường nối 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) vừa bị đứt do nước lũ trên sông Ninh Cơ trên báo động 3.

Theo tin từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nam Định, cầu phao Ninh Cường vừa bị đứt do nước lũ trên sông Ninh Cơ dâng cao và chảy xiết.

Thông tin ban đầu, khoảng 18 giờ 30 phút ngày 11/9, cầu phao Ninh Cường bị đứt 1 bên cáp phía thượng lưu do mực nước sông Ninh Cơ dâng cao ở mức báo động 3, chảy xiết, kéo theo lượng rác, bèo khiến dây cáp phía thượng lưu bị đứt.

Cầu phao Ninh Cường bắc qua sông Ninh Cơ nối liền huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Cầu phao Ninh Cường bắc qua sông Ninh Cơ nối liền huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Ngay sau khi xảy ra sự cố đứt cầu phao Ninh Cường, Ban Quản lý bến cầu phao Ninh Cường đã cử lực lượng ứng trực tại hiện trường, cầu không bị trôi và đã được neo cột chặt.

Đơn vị quản lý cho biết đã có phương án xử lý nhưng phải chờ dòng chảy sông Ninh Cơ êm thuận, sau đó sẽ nối cầu trở lại để đáp ứng nhu cầu giao thông trên tuyến.

Trước đó, sáng 10-9, cầu phao Ninh Cường đã dừng hoạt động do nước lũ lên nhanh, dòng chảy mạnh không đảm bảo an toàn vận hành.

Sông Ninh Cơ là một trong những sông lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong ngày 11-9, mực nước lũ trên sông Ninh Cơ tại Trực Phương đã vượt Báo động 3 hơn 1 m.

Cầu phao Ninh Cường nối hai huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) đã đi vào hoạt động được gần 25 năm.

Cầu phao Ninh Cường có lịch sử lâu đời, nhiều phương tiện lưu thông hằng ngày.
Cầu phao Ninh Cường có lịch sử lâu đời, nhiều phương tiện lưu thông hằng ngày.

Cầu phao Ninh Cường có chiều dài 297 m, chiều ngang phao 8,4 m và lòng dầm 3,5 m.

Các phương tiện lưu thông qua cầu phao Ninh Cường chỉ được phép có trọng tải tối đa 10 tấn, chiều cao dưới 3,5m. Mỗi ngày có khoảng 9.000 phương tiện qua lại cầu.

Hàng ngày, cầu phao Ninh Cường được kéo phao ra để mở luồng lưu thông đường thủy cho tàu, thuyền đi lại theo giờ quy định từ 9 - 10 giờ và 15 - 16 giờ. Sau đó, cầu phao lại được kéo lại để kết nối cho các phương di chuyển tiếp.

Trước đó, ngày 18-6, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên quốc lộ 37B, nhằm thay thế cho cầu phao Ninh Cường hiện tại.

Cầu Ninh Cường được xây dựng cách cầu phao hiện tại khoảng 80 m về phía hạ lưu, chiều dài toàn tuyến khoảng 1,65 km, được thiết kế với bề rộng 12 m, quy mô 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp; đường dẫn hai đầu cầu có quy mô đường cấp 3 đồng bằng, rộng 12 m, 2 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 581 tỉ đồng, nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

Dự án được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2027.

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những đứa trẻ trưởng thành sau cơn bão

Những đứa trẻ trưởng thành sau cơn bão

Thương người dân bị thiệt hại do mưa bão, thương các cán bộ tham gia cứu trợ, thương những người bạn kém may mắn… nhiều bạn nhỏ đã có những hành động thiết thực chia sẻ cả về vật chất và tinh thần.

Những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc trong đêm nhạc 'Gieo mầm Thiện tâm'

Những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc trong đêm nhạc 'Gieo mầm Thiện tâm'

1,3 tỷ đồng cho bức tranh “Hồi sinh” do họa sĩ trẻ Vàng Hải Hưng cùng học sinh trường THCS - THPT Bát Xát, huyện Bát Xát, Lào Cai thực hiện; 400 triệu đồng cho chiếc áo có chữ ký của các nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam. Đi cùng các con số “khủng” là những khoảnh khắc ngập tràn cảm xúc làm lay động trái tim hàng triệu khán giả theo dõi đêm nhạc thiện nguyện “Gieo mầm Thiện tâm” do Vingroup và SpaceSpeakers Label tổ chức tại Ocean City vừa qua.

Lào Cai thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lào Cai thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình trong đó Dự án 1 giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Giao mùa, người dân cần chủ động phòng các bệnh đường hô hấp

Giao mùa, người dân cần chủ động phòng các bệnh đường hô hấp

Thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh ẩm, cộng với ô nhiễm môi trường sau ngập lụt là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó đã xuất hiện một số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A).

fbytzltw