Đừng lấy cái sai để “trị” cái sai

Hiến pháp 2013 của ta quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”. Do đó, những hành động dùng cái sai để “trị” cái sai, sử dụng hành vi vi phạm pháp luật này để giải quyết một hành vi vi phạm pháp luật khác là vi phạm nghiêm trọng quy định này.

Ngày 4-12, Công an Thành phố Thanh Hóa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội làm nhục người khác, cưỡng đoạt tài sản 2 vợ chồng chủ một cửa hàng quần áo. Nguyên nhân là do một nữ sinh 16 tuổi trộm đồ vật trị giá 160.000 đồng bị chủ cửa hàng bắt. Tuy nhiên, thay vì giáo dục, cảnh tỉnh, thông báo với cơ quan chức năng hoặc gọi người nhà đến bảo lãnh, thì chủ cửa hàng lại đánh đập nữ sinh, cắt tóc, cắt áo và bắt nữ sinh bồi thường 15 triệu đồng. Vụ việc nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận và nhận định, hành động của nữ sinh là sai, nhưng chủ cửa hàng thì lại ngang nhiên vi phạm pháp luật khi công khai xâm hại thân thể, xúc phạm, chà đạp lên nhân phẩm, cùng với cưỡng đoạt tài sản gấp cả trăm lần giá trị hàng hóa mà nữ sinh đánh cắp.

Trong cuộc sống thường ngày cũng xảy ra rất nhiều tình huống vi vi phạm pháp luật mà người ta vô tình hoặc cố ý mắc phải. Có thể kể ra những sự việc không hiếm gặp, đặc biệt là ở vùng nông thôn như những vụ việc đánh “hội đồng” những kẻ trộm chó, trộm đồ đạc bị bắt được; học sinh tụ tập gây gổ, đánh nhau, xúc phạm nhau; những vụ gây sát thương, thậm chí đoạt tính mạng của nhau vì bị lấn chiếm đất đai…

 Đừng lấy cái sai để “trị” cái sai ảnh 1
Nữ sinh ở Thanh Hóa bị chủ cửa hàng ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) hành hạ, xúc phạm. Ảnh cắt từ clip

Những hành vi xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của người khác đó được biện minh bằng lý do bị xâm phạm đến quyền và lợi ích; những kẻ xâm phạm quyền và lợi ích của người khác phải trả giá. Và hầu như, những người vi phạm pháp luật không nghĩ mình vi phạm pháp luật, mà đơn giản họ cho rằng mình có quyền “hành pháp”, quyền được trừng trị những kẻ gây ra thiệt hại cho bản thân, cho hả hê cái tôi mà không nghĩ đến hậu quả gây ra (như trường hợp chủ cửa hàng thời trang nọ). Bản thân người bị hại vi phạm pháp luật, nhưng những người đứng xem, cổ vũ, thậm chí “đánh hôi” đối tượng vi phạm cũng đang vô tư vi phạm luật pháp. Những hành xử vô cảm này cũng là tội ác và tiếp tay cho cái ác.

Có thể thấy những trường hợp trên là người ta đang dùng cái sai để “trị” cái sai, làm cho hành vi vi phạm pháp luật này chồng lên hành vi vi phạm khác. Và kết quả là, dù vô tình hay cố ý, thì cũng đã có những cái chết xảy ra, những vết thương cơ thể và tinh thần của những người bị xâm hại, và người gây ra hậu quả phải trả giá bằng nhiều năm tù. Chỉ lúc ấy, người vi phạm pháp luật trước, người vi phạm pháp luật sau cùng ân hận về những gì đã gây ra.

Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Còn tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 33 nêu rõ “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Điều 34 nhấn mạnh “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.

Như vậy, bất cứ một công dân Việt Nam nào cũng đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm. Khi bắt được kẻ trộm cắp, vi phạm pháp luật, người dân có nghĩa vụ trình báo và giao người bị bắt cùng tang vật, phương tiện cho cơ quan công an để xử lý đúng quy định pháp luật. Nếu tự ý thực hiện các hành vi trừng trị người vi phạm là đang vi phạm nghiêm trọng vào Hiến pháp, pháp luật.

Nguyên nhân của sự bất tuân pháp luật có rất nhiều, nhưng có thể kể ra một vài nguyên nhân như: do thói quen giải quyết công việc theo cảm tính, “trăm cái lý không bằng một tí cái tình”; do không hiểu biết dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật; việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nghiêm; hệ thống luật pháp của chúng ta còn nhiều “lỗ hổng” dẫn đến xử lý chưa nghiêm những đối tượng vi phạm pháp luật...

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân là giải pháp tiên quyết để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật. Do đó, trước tiên, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần phong phú với các nội dung phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở từng địa phương. Đẩy mạnh các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhà trường. Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm đảm bảo xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, từ đó tạo được sự tin tưởng vào pháp luật của mỗi người dân.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực hiện là nhà nước thực hành pháp luật, quản lý, điều hành xã hội bằng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bản thân mỗi công dân cần có ý thức xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật, mọi hoạt động đều phải bảo đảm tính hợp hiến và thượng tôn pháp luật. Hiểu biết và thượng tôn pháp luật, chúng ra mới có thể xử sự hợp lý khi tham gia các quan hệ xã hội, từ đó xây dựng một xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bởi suy cho cùng, pháp luật sinh ra là để phục vụ người dân, tạo ra môi trường xã hội an toàn, dân chủ, công bằng, văn minh.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bất an với thức ăn đường phố

Bất an với thức ăn đường phố

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại các địa phương: Khánh Hòa, Đồng Nai, TPHCM với hàng trăm ca nhập viện, thậm chí có ca phải lọc máu để điều trị. Mối lo ngại về thực phẩm đường phố chưa bao giờ giảm đi, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt.

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

fb yt zl tw