Đưa sản phẩm Việt tiếp cận người tiêu dùng Algeria

Ngày 22/12, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã phối hợp với hệ thống siêu thị Carrefour tại Algeria tổ chức hoạt động giới thiệu và quảng bá các sản phẩm của Việt Nam tại Đại siêu thị Carrefour thuộc trung tâm thương mại City Center ở thủ đô Algiers.

Khu vực gian hàng giới thiệu và dùng thử cà phê Việt.

Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, đây là hoạt động nhằm giới thiệu 2 mặt hàng thế mạnh của Việt Nam là cà phê và phi lê cá tra-basa đến người tiêu dùng Algeria. Đây cũng là những mặt hàng được đánh giá là có nhiều tiềm năng tiêu thụ tại thị trường này.

Tại sự kiện, các khách hàng địa phương đã có dịp tìm hiểu thông tin về sản phẩm của Việt Nam, nghe trình bày về cách thức chế biến cũng như được nếm thử các sản phẩm.

Phát biểu trước người tiêu dùng, đại diện siêu thị và các nhà nhập khẩu sở tại, Tham tán thương mại Việt Nam tại Algeria cho biết sản xuất thủy hải sản của Việt Nam trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt hơn 9,26 triệu tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,2 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm tôm (3,45 tỷ USD), cá da trơn (1,9 tỷ USD), các loại nhuyễn thể (0,8 tỷ USD), cá ngừ (0,9 tỷ USD),…

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, chinh phục cả các thị trường truyền thống và “khó tính” như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…

Người tiêu dùng địa phương nếm thử phi lê cá tra-basa lăn bột của Việt Nam tại sự kiện.

Về xuất khẩu cà phê, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 11 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 1,36 triệu tấn, đạt tổng giá trị 3,5 tỷ USD. Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm, khi cả nước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ 2023 - 2024. Hiện, cà phê Việt Nam cũng đã có mặt tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Đại đa số khách hàng địa phương sau khi dùng thử các sản phẩm Việt Nam đều có cảm nhận tốt và đánh giá cao hương vị cũng như chất lượng sản phẩm.

Algeria được đánh giá là một thị trường lớn trong tiêu thụ cà phê, khi đây là loại thức uống được ưa chuộng và phổ biến nhất với mức nhập khẩu trung bình 130.000 tấn cà phê hạt/năm. Tuy nhiên, hiện Algeria đang thực thi chính sách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng thành phẩm để khuyến khích đầu tư sản xuất tại chỗ, qua đó tạo công ăn việc làm và tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng địa phương. Vì thế, dù cà phê thô của Việt Nam chiếm đến 60% thị phần nhập khẩu của Algeria nhưng hầu như không có sản phẩm cà phê thương hiệu Việt nào được bày bán trên thị trường.

Riêng về cá tra-basa, một số siêu thị tại thủ đô Algiers có bày bán loại phi lê cá tra-basa Việt Nam đông lạnh với giá dao động từ 5 - 9 USD/kg. Mỗi năm Algeria nhập khẩu khoảng 30.000 tấn thủy hải sản, chủ yếu là cá phi lê, với kim ngạch nhập khẩu trung bình 100 triệu USD/năm.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw