Dự thảo chiến lược phát triển thị trường bán lẻ: Nhiều mục tiêu đột phá

Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương đang lấy ý kiến cho dự thảo chiến lược phát triển thị trường bán lẻ, trong đó có nhiều mục tiêu lớn.

Nhiều mục tiêu lớn

Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương đánh giá, thị trường bán lẻ những năm qua tăng trưởng nhanh chóng, nhất là khi có sự chuyển dịch từ phương thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh hiện đại trên nền tảng số và thương mại điện tử, mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến.

Dù vậy, phát triển thị trường bán lẻ, nhất là cung ứng hàng hóa thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tại các khu vực nông thôn vẫn ghi nhận những tồn tại, bất cập. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối trong nước còn hạn chế. Việc xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu để bảo vệ thị trường trong nước trước sự thâm nhập của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài và nguồn cung hàng hóa nhập khẩu.

Cũng theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, trong 5 - 10 năm tới, ngành bán lẻ vẫn được đánh giá rất tiềm năng, doanh thu của các nhà bán lẻ hàng đầu được dự đoán sẽ cao gấp 3 lần so với hiện tại.

Do vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường bán lẻ được cho là thực sự quan trọng và mang tính cấp thiết.

Tại Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp có nhiều mục tiêu lớn.

Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 kỳ vọng nhiều mục tiêu lớn.
Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 kỳ vọng nhiều mục tiêu lớn.

Trong đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) tăng bình quân 13,0 - 13,5%/năm; doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11% tổng mức tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 20 - 21%/năm; phấn đấu đạt trên 40 - 45% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.

Cùng đó, chính sách về phát triển thị trường bán lẻ được rà soát, bổ sung, môi trường kinh doanh được cải thiện, hướng đến hình thành và phát triển thị trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, thu hút được các nhà bán lẻ có năng lực và uy tín tham gia thị trường. Hạ tầng phục vụ bán lẻ được đầu tư bước phát triển, chú trọng nâng cấp hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm hỗ trợ cho hoạt động bán lẻ như hệ thống kho bãi, vận tải, phương tiện xếp dỡ, bảo quản hàng hóa,... từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ. Đến năm 2030, khoảng 85% cơ sở bán lẻ được cải tạo, nâng cấp trang thiết bị hiện đại.

Giai đoạn từ năm 2031 - 2045, tổng mức tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12,0 - 12,5%/năm; đến năm 2045, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 15 - 16% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 12 - 13%/năm; phấn đấu đạt trên 70% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước…

Định hướng phát triển phù hợp mục tiêu

Bên cạnh đưa ra những mục tiêu lớn, trong Dự thảo Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cũng xây dựng định hướng phát triển phù hợp.

Theo đó, đa dạng hóa các chủ thể tham gia thị trường bán lẻ là một trong những ưu tiên. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường bán lẻ theo những hình thức và quy mô thích hợp; hình thành lực lượng phân phối nòng cốt trong nước thông qua những ưu đãi bước đầu về cơ chế, chính sách tài chính và đất đai. Hình thành các tập đoàn/doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối, trong đó xác định các doanh nghiệp tư nhân là lực lượng nòng cốt tạo nên động lực quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của thị trường.

Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động phân phối theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; đẩy mạnh hỗ trợ, thúc đẩy các chủ thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa, tăng cường kết nối giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Chiến lược cũng định hướng đổi mới phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh. Phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại thông qua việc tổ chức và vận hành hiệu quả hệ thống phân phối các nhóm hàng hóa thiết yếu trên thị trường; hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm nội địa bền vững, đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Khuyến khích các hộ kinh doanh lớn chuyển thành doanh nghiệp, áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển phù hợp với loại hình kinh doanh nhỏ lẻ.

Đầu tư phát triển các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp với chợ truyền thống là hạt nhân kết hợp với đường phố thương mại, vừa mang tính hiện đại đồng thời mang bản sắc văn hóa kinh doanh truyền thống. Tại các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, Nhà nước khuyến khích dần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang hiện đại.

Cùng đó, xây dựng và hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và phân phối theo hướng bền vững, trong đó đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái...

Phát triển các chuỗi liên kết theo phương thức nhượng quyền kinh doanh và các chuỗi liên kết tự nguyện của siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên doanh để tăng cường năng lực cạnh tranh. Với doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể, khuyến khích hình thành chuỗi liên kết đơn ngành hoặc đa ngành, thiết lập chuỗi liên kết dọc (liên kết hình thành chuỗi cung ứng của một hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa) và liên kết ngang (giữa những doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh), tăng cường liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ.

Ngoài ra, để phát triển thị trường bán lẻ trong bối cảnh mới, chiến lược cũng định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển thương mại điện tử; phát huy vai trò của quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ.

Theo congthuong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc

Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc

Hàng trăm tấn hàng hóa gồm rau xanh, lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đã được các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp ở TPHCM và các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Doanh nghiệp tích cực chuẩn bị cho xuất khẩu sầu riêng đông lạnh

Doanh nghiệp tích cực chuẩn bị cho xuất khẩu sầu riêng đông lạnh

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Việt Nam vừa ký nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc xuất khẩu nông sản, trong đó có trái sầu riêng sang thị trường này. Đây là cơ hội tốt cho người trồng sầu riêng và doanh nghiệp ở Đồng Nai nơi có diện tích trồng sầu riêng lớn thứ 4 của cả nước.

Lào Cai: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đảm bảo trước bão Yagi

Lào Cai: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đảm bảo trước bão Yagi

Trong khi tại nhiều địa phương ở miền Bắc xảy ra tình trạng người dân ồ ạt đổ về các siêu thị, chợ dân sinh để gom hàng hóa, thực phẩm khiến nhiều mặt hàng “khan hiếm” vì lo ngại bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ thì tại thị trường Lào Cai chưa xảy ra tình trạng này. Các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh, nhu yếu phẩm… vẫn khá dồi dào, sức mua tăng nhẹ. Mặt hàng thịt lợn tươi sống và một số loại rau xanh đã vắng bóng trên kệ hàng của một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại thành phố Lào Cai.

Giá vàng ngày 6/9: Thế giới tăng mạnh, trong nước vàng nhẫn neo quanh mức đỉnh

Giá vàng ngày 6/9: Thế giới tăng mạnh, trong nước vàng nhẫn neo quanh mức đỉnh

Giá vàng thế giới hôm nay (6/9) “tỏa sáng” khi cổ phiếu và tiền điện tử trượt dốc, các nhà giao dịch đặt cược vào 4 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024, tăng mạnh lên mức 2.516 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 80,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC neo quanh mức đỉnh 78,6 triệu đồng/lượng.

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của thương mại điện tử nên cơ quan thuế gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh vực này, nhất là các hoạt động livestream bán hàng nở rộ trên các sàn thương mại điện tử cũng như các trang mạng xã hội.

fbytzltw