Động lực phát triển ở các xã nghèo

LCĐT - Trên địa bàn tỉnh hiện có 37 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% tại các huyện: Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Để tiếp thêm động lực giúp các hộ ở những xã nghèo vươn lên, ngoài đầu tư hạ tầng, xây dựng và định hướng những mô hình phát triển kinh tế, thì một điều rất quan trọng, không thể thiếu là vốn vay.

Ngày 10/7/2019, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 06 về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025. Sau 2 năm thực hiện, nghị quyết đã khẳng định là chính sách hiệu quả, đi vào cuộc sống và được người dân đồng tình ủng hộ.

Động lực phát triển ở các xã nghèo ảnh 1
Mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập cao của gia đình anh Lù Chẩn Cường.

Đến gia đình chị Lù Thị Lan, dân tộc Nùng, ở thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương), chúng tôi không khỏi bất ngờ khi gia đình chị xây dựng được căn nhà khang trang, to đẹp. Chị Lù Thị Lan bộc bạch: Trước đây, không có vốn nên sản xuất của gia đình manh mún, nhỏ lẻ, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Từ khi vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh, gia đình tôi đã đầu tư mua cây giống, phân bón, mở rộng diện tích trồng chuối lên vài nghìn gốc. Sau 1 năm trồng chuối, gia đình thu lãi hơn 100 triệu đồng. Căn nhà này xây lên từ tiền bán chuối xuất khẩu sang Trung Quốc và vay mượn thêm họ hàng.

Còn anh Lù Chẩn Cường, thôn Lùng Phìn A, xã Nậm Chảy lại chọn hướng phát triển kinh tế mới từ trồng ổi và quýt. Cũng là đối tượng được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh, gia đình anh Cường đã vay 50 triệu đồng để mua phân bón cho 450 cây ổi, 300 cây quýt và mua thêm 200 cây hồng giống. Năm 2020, từ bán ổi, gia đình anh thu được 180 triệu đồng. Anh Lù Chẩn Cường cho biết: Nguồn vốn vay từ Nghị quyết 06 rất có ý nghĩa với gia đình trong giai đoạn vừa qua, bởi dịch Covid-19 tác động đến sản xuất của người dân.

Theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh, huyện Mường Khương có 10 xã được thụ hưởng chính sách. Trong hơn 2 năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Khương đã tiếp nhận nguồn ngân sách địa phương chuyển sang và giải ngân cho các hộ tại xã nghèo. Tổng nguồn vốn hỗ trợ cho vay từ năm 2019 đến nay đạt 18,7 tỷ đồng. Có 357 hộ tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn huyện được vốn vay để thực hiện các mô hình phát triển kinh tế như chăn nuôi lợn, trâu, bò, ngựa, dê; trồng cây ăn quả; trồng dược liệu; trồng rừng...

Ông Nguyễn Lương Sơn, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Khương cho biết: Chính sách đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân, xóa bỏ tình trạng “tín dụng đen” tại các địa bàn vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Một số hộ đã biết tính toán đầu tư để vốn vay sinh lời, góp phần giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Mặc dù chương trình cho vay theo Nghị quyết 06 mới thực hiện từ cuối năm 2019, nhưng nguồn vốn đã giúp người dân tại các xã có tỷ tệ hộ nghèo trên 40% ở các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Văn Bàn và thị xã Sa Pa có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Việc vay vốn phát triển kinh tế tạo cơ hội để người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tính đến hết tháng 9/2021, trên địa bàn tỉnh có thêm 1.193 hộ được vay vốn theo Nghị quyết 06 đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, với tổng dư nợ 68,2 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh khẳng định: Nguồn ngân sách địa phương ưu tiên cho các xã nghèo được ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội là chính sách ưu việt, góp thêm nguồn lực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt là việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Qua 2 năm triển khai cho thấy, chính sách đã đi vào cuộc sống và được người dân đồng tình, ủng hộ, diện mạo nông thôn mới ở nhiều xã nghèo đã khởi sắc...

Cùng với chính sách tổng thể thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, thì việc ban hành Nghị quyết 06 là chính sách quan trọng về giảm nghèo bền vững của tỉnh. Chính sách này đã và đang tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở “lõi nghèo” của tỉnh tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về phát triển kinh tế tại các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, năm 2020 còn 8,2%...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai được xác định là 1 trong 6 cực tăng trưởng của vùng trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc

Lào Cai được xác định là 1 trong 6 cực tăng trưởng của vùng trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quy hoạch này, Lào Cai được xác định là 1 trong 6 cực tăng trưởng của vùng trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

fb yt zl tw