"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

 Tối 2/11/2024, tại Thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024.

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Lễ Khai mạc.

Dự Lễ Khai mạc có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; cùng đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn và các vị khách quốc tế là Đại sứ quán Lào, Đại sứ quán Nhật Bản và đại diện lãnh đạo một số tỉnh thuộc Trung Quốc và 433 nghệ nhân, diễn viên vận động viên các tỉnh Đông Bắc.

Phát biểu khai mạc Ngày hội, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ Trưởng Bộ VHTTDL cho biết: Vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển đất nước, vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng Đông Bắc nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, những năm qua, các tỉnh vùng Đông Bắc đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, các thiết chế văn hóa, thể thao góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng, các giá trị văn hóa tốt đẹp đã và đang được đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc bảo tồn, phát huy, tạo thành nguồn lực, là động lực quan trọng để các dân tộc vùng Đông Bắc vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên.

Các đại biểu tham dự Ngày hội.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024 được tổ chức nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc. Đây cũng là hoạt động thiết thực minh chứng cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ, Nghị quyết của Đảng đã đề ra. Trong đó, tập trung bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc nói riêng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh nội sinh cho dân tộc nhằm hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường.

Phát biểu chào mừng đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng khẳng định:Với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, giàu truyền thống cách mạng, luôn giữ vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của đất nước, trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa Xứ Lạng được hình thành và phát triển đa dạng, gắn liền với hai nền văn hóa cổ đại rực rỡ: “Văn hóa Mai Pha” và “Văn hóa Bắc Sơn”, được coi là một trong những “cái nôi” của người Việt Cổ. Cũng tại mảnh đất xinh đẹp này, trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã cùng cả nước anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước nhà, lập nên nhiều chiến công hiển hách, ghi dấu son chói lọi vào trang sử vàng của dân tộc bằng lòng yêu nước, trí tuệ, tiêu biểu là: Chiến thắng Chi Lăng lịch sử năm 1427; cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940; chiến dịch đường số 4 anh hùng; chiến thắng biên giới Thu – Đông năm 1950…

Cùng với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc, Xứ Lạng còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh tươi đẹp, nổi tiếng đã đi vào thi ca dân tộc, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và quê hương Xứ Lạng.

Một trong những tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại Ngày hội.

Trong những năm qua, cùng với việc quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng tới công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đặc biệt tháng 9/2024 vừa qua, Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, là Công viên địa chất toàn cầu thứ 04 trong cả nước; trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội, tạo cơ hội để tỉnh Lạng Sơn cùng các tỉnh Đông Bắc phát triển theo mô hình "mở", vừa bảo tồn và phát huy các di sản địa chất, văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường vừa thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn tới.

Chương trình nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần cách mạng, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Việc tổ chức luân phiên Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc là sự kiện chính trị - văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Đông Bắc; tạo cơ hội để giao lưu, trao đổi văn hóa, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần xây dựng vùng Đông Bắc ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nhân dịp này, thay mặt Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn tặng bằng khen cho 08 đoàn, đại diện cho 08 tỉnh vùng Đông Bắc tham gia Ngày hội.

Sau phần lễ là chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Đông Bắc- Tự hào và tỏa sáng” do các nghệ sĩ, diễn viên Trung tâm Văn hóa tỉnh Lạng Sơn biểu diễn./.

Theo dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw