Đồn Biên phòng Pha Long: Đồng hành cùng chính quyền địa phương và người dân

Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Pha Long, huyện Mường Khương, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã trở thành điểm tựa của cấp ủy, chính quyền và nhân dân vùng biên giới thượng nguồn sông Chảy.

Giúp dân xoá đói, giảm nghèo

Trời vừa tắt nắng, cái lạnh đã ập đến bản vùng cao… Anh Thào Lù Chí (trú tại thôn Pha Long 2, huyện Mường Khương) vội lùa đàn ngựa nuôi vào chuồng. Nhờ có đàn gia súc, cuộc sống của vợ chồng anh đã thoát nghèo. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có được ngày hôm nay, anh và gia đình luôn cảm ơn những chiến sĩ mang quân hàm xanh đã luôn đồng hành.

Cán bộ Đồn Biên phòng Pha Long triển khai mô hình hỗ trợ lợn giống sinh sản và tách con giống cho hộ nghèo khác.

Dạo đó, nhà anh Chí nghèo lắm. Khi biết được hoàn cảnh của anh Chí, cán bộ Đồn Biên phòng Pha Long đã tìm đến, lắng nghe những chia sẻ của anh Chí. Qua trò chuyện, anh Chí bày tỏ mong muốn được phát triển kinh tế gia đình, thoát khỏi cảnh đói nghèo… Đồn Biên phòng Pha Long đã tài trợ cho gia đình anh Chí một con bò. Sau đó, họ hướng dẫn Chí cách chăn, thả và chăm sóc… Từ một con bò đã sinh sản thành 5 con bò; kinh tế gia đình anh Chí đã dần ổn định. Mới đây, anh Chí vừa chuyển từ nuôi bò, sang ngựa nuôi nhốt. Được biết, anh Chí chỉ là một trong những hộ gia đình được cán bộ Đồn Biên phòng Pha Long giúp đỡ thành công.

Trong năm 2023, Đồn Biên phòng Pha Long đã trao 2 con lợn giống trị giá mỗi côn 1 triệu đồng cho 2 hộ nghèo chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần củng cố mối quan hệ quân dân nơi biên giới.

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Phạm Văn Tường, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Pha Long cho biết: Ðồn Biên phòng Pha Long quản lý hai xã Pha Long và Tả Ngải Chồ với 18 thôn bản, 1.334 hộ/7.399 khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 86%. Tả Ngải Chồ là một trong 5 xã khó khăn nhất của huyện, nằm trong danh sách 10 xã nghèo nhất tỉnh Lào Cai. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm trên 70%. Những lần có mặt tại bản, thực hiện 3 cùng với bà con, cán bộ Đồn Biên phòng Pha Long không khỏi đau lòng trước những điều “mắt thấy, tai nghe”. Nhiều cháu nhỏ cả ngày chỉ có một bữa sáng là bát cơm nguội chan với nước suối; nhiều gia đình chỉ có bát canh rau với muối ớt và cơm trắng…, mọi hoạt động sản xuất hầu như không có.

Muốn người dân ổn định cuộc sống, gắn bó với quê hương thì phải giúp họ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Bộ Chỉ huy Bội đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, Đồn Biên phòng Pha Long đã “bắt tay” vào việc giúp dân xóa đói giảm nghèo. Đồn Biên phòng Pha Long đã tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền hai xã và hỗ trợ trực tiếp người dân phát triển sản xuất, bảo đảm đời sống, nâng cao dân trí. Bên cạnh đó, Đồn duy trì 1 tổ công tác gồm 9 đảng viên tham gia sinh hoạt tại 9 chi bộ thôn giáp biên giới và 37 đảng viên phụ trách 136 hộ gia đình.

“Vạn sự khởi đầu nan”, lúc đầu mọi việc thật không dễ dàng. Khi ấy, cán bộ của Đồn Biên phòng Pha Long đã lặn lội đến từng nhà dân, hướng dẫn họ cách tiếp cận các kỹ thuật mới trong việc trồng trọt và chăn nuôi; cách phun thuốc trừ sâu…Đến nay, đã có 19 gia đình trên địa bàn 2 xã đã được giúp đỡ, xoá đói, giảm nghèo thành công.

Kể lại quá trình “cầm tay, chỉ việc”, giúp đỡ 5 gia đình tại xã Tả Ngải Chồ thoát khỏi “cái nghèo”, Đại úy Giàng Nhà, người dân tộc Mông, cán bộ Đội Vận động quần chúng của Đồn Biên phòng Pha Long cho biết: Được phân công phụ trách 5 hộ gia đình thôn Thàng Chư Pến, tôi đã chủ động bám nắm địa bàn, vận động bà con chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang chăn nuôi. Từ đó, có 2 hộ đã thoát nghèo. Theo Đại uý Giàng Nhà, bí quyết để thành công chính là tâm huyết và tấm lòng của các cán bộ làm công tác vận động quần chúng. So với đồng đội, Đại uý Giàng A Nhà có thuận lợi hơn bởi anh biết tiếng; lại am hiểu phong tục tập quán. Song đó là điều kiện cần, chứ chưa phải là đủ. Bằng sự cảm thông và chia sẻ, anh đã coi họ như chính những người thân trong gia đình để cùng đồng hành trong cuộc chiến chống đói, nghèo.

Hiệu quả từ những mô hình giúp dân

Thượng tá Bùi Anh Tuấn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pha Long cho biết, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 681- CT/ ĐU ngày 8/10/2018 của Ban Thường vụ Đảng uỷ BĐBP; Nghị quyết số 31-NQ/ĐU của Đảng uỷ BĐBP Lào Cai và Nghị quyết chuyên đề số 61 của Đảng uỷ Đồn Biên phòng Pha Long về lãnh đạo phân công việc phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới, trong năm 2023, đơn vị đã duy trì 30 đảng viên phụ trách 135 hộ gia đình trên địa bàn 2 xã Pha Long và Tả Ngải Chồ; cử 3 đảng viên tham gia sinh hoạt tại 9 thôn giáp biên.

Cán bộ Đồn Biên phòng Pha Long giúp đỡ người dân trên địa bàn.

Các đảng viên của Đồn được phân công phụ trách đã lặn lội đến với mỗi gia đình để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, tham mưu kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ huy đơn vị có biện pháp tháo gỡ khó khăn, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các hộ bằng những việc làm cụ thể nhất.

Tại xã Pha Long, cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Pha Long đã giúp dân quy hoạch và khai hoang được 165ha ruộng nước; trồng hơn 700ha ngô, đậu tương bằng giống cao sản; trồng mới 30ha rừng phòng hộ đầu nguồn sông Chảy. Ðặc biệt, vận động được 50 hộ đồng bào Mông, Nùng, Tu Dí, Pa Dí... lập trang trại sản xuất nông sản sạch, như gạo Séng Cù, lợn đen Mường Khương, gà Ðông Cảo... đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho đồng bào. Ðơn vị huy động toàn bộ lực lượng cùng với dân mở mới 12km đường đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất; đồng thời tổ chức bà con thường xuyên duy tu hơn 80km đường liên thôn, bản; bảo đảm thông suốt trong mùa mưa, giúp cho việc đi lại dễ dàng. Tại xã Tả Ngải Chồ, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tả Ngải Chồ hiện nay chỉ còn 27,8%.

Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng, xã Pha Long đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, trở thành xã thứ 5 của huyện Mường Khương về đích xây dựng nông thôn mới vào năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 80,4% (2011) xuống còn 7,58%…

Không dừng lại ở đó, với phương châm “Ðồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Pha Long còn cử 53 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia phối hợp với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân khắc phục hậu qủa thiên tai, hoả hoạn; nhất là dập cháy nhà, cứu người và tài sản của 2 hộ dân trên địa bàn xã Pha Long; tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình bằng tiền 2 triệu đồng.

Đơn vị đã chủ động liên hệ với trung tâm giống cây trồng huyện Mường Khương mua 200 cây ăn quả các loại gồm quýt, hồng, xoài, mận, đào với tổng giá trị 1,2 triệu đồng; tổ chức trồng tại khuôn viên, xung quanh đơn vị đảm bảo theo kế hoạch của cấp trên. Phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã Tả Ngải Chồ phát động Tết trồng cây, vệ sinh môi trường đầu xuân với 10 CBCS tham gia trồng được 250 cây lấy gỗ dọc theo các trục đường liên thôn.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình con nuôi đồn biên phòng, Đồn Biên phòng Pha Long đã giúp 5 học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn; nuôi dưỡng 2 cháu tại đơn vị; đồng thời, triển khai chương trình CBCS Quân đội nâng bước em đến trường cho 7 em học sinh. Từ những việc làm việc thiệt, đã góp phần cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng có sở chính trị, phát triển kinh tế, xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh…, góp phần giữ bình yên biên giới.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw