Đọc sách tiền nhân Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Vương Hồng Sển

Ba tác phẩm Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của, Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, Chuyện cười cổ nhân của Vương Hồng Sển vừa được NXB Trẻ tái bản đầu năm 2024.

Ba cuốn sách vừa được NXB Trẻ tái bản đầu năm 2024.
Ba cuốn sách vừa được NXB Trẻ tái bản đầu năm 2024.

Trong phần lời nói đầu của cuốn Chuyện cười cổ nhân, cụ Vương Hồng Sển có tâm tình khi nói về cái việc soạn sách chuyện tiếu lâm của mình: "Không cho tôi in lại mớ nầy là mất đi những tài liệu quý, hiếm có về văn chương bình dân".

"Văn chương bình dân" - mấy tiếng đó ngày nay thường bị hiểu nhầm là một kiểu văn chương ít dụng công trau chuốt từ ngữ, lại thường giản dị, ít ẩn ý thâm sâu, cốt sao cho quảng đại quần chúng đều có thể hiểu.

Nhưng văn chương ấy vẫn có vẻ đẹp của riêng nó. Chuyện đời xưa vẫn có giá trị ở đời nay. Chí ít là đã bảo lưu một đời sống tinh thần thuở trước.

Những nếp sinh hoạt, phong tục, những mối quan hệ trong cộng đồng, làng mạc, những quan điểm của người xưa trong đối nhân xử thế.

Giá trị nhất có lẽ khi đọc văn chương này cũng giống như xem cuốn từ điển tiếng Việt đang giữ gìn cái vốn từ quý báu bị lãng quên.

"Vì trong ấy cách nói là chính cách nói tiếng An Nam ròng; có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm" - như lời Trương Vĩnh Ký đã viết trong cuốn Chuyện đời xưa, phần "Ý sách chuyện đời xưa".

Đọc Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của là lọc lấy một ngôn ngữ miền Nam, những lời ăn tiếng nói thường nhật, như nghe ra cái giọng bà con, nhân dân Nam Bộ của thế kỷ 19.

Những tiếng ấy hôm nay không còn xuất hiện trên những trang viết nhưng âm thầm chảy trong một mạch ngầm đời sống hằng ngày.

Chuyện giải buồn từ tên gọi đã cho thấy nó không cố gánh vác một sứ mệnh giáo hóa hay giáo huấn ai. Nói như cụ Nguyễn Du khi kết thúc Truyện Kiều là "mua vui cũng được một vài trống canh".

Dù giải buồn hay mua vui, những tác giả như Huỳnh Tịnh Của, Trương Văn Ký, Vương Hồng Sển đã cố gắng lồng ghép những bài học cuộc sống, những chuyện răn đời răn mình mà đến hôm nay vẫn còn giá trị.

Huỳnh Tịnh Của (Huình Tịnh Của) là chủ bút tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam do Trương Vĩnh Ký sáng lập - tờ Gia Định Báo.

Huỳnh Tịnh Của cũng là nhà biên soạn từ điển tiếng Việt với công trình Đại Nam quấc âm tự vị.

So với hai vị tiền bối trên, cụ Vương Hồng Sển thuộc lớp hậu học. Ngoài nổi tiếng với việc chơi cổ ngoạn, ông còn là tác giả của nhiều hồi ký và khảo cứu.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành giới thiệu bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” được trao giải thưởng nhà nước.

Người ghi sử bằng khoảnh khắc

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Trưởng ban Biên tập Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm ảnh 'để đời' mang tính lịch sử và giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện khát vọng hòa bình.
Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Lẽ sống của nhà văn - nhà báo Bùi Nguyên Khiết

Tất cả những gì Khiết hái lượm được, anh chọn lọc lấy cái tinh túy nhất để lột xác, để hóa thân vào trang giáo án, vào những bài báo, vào những áng văn, dâng cho đời ngào ngạt những hoa thơm, trái ngọt. Đó chính là lẽ sống của nhà văn, nhà báo Bùi Nguyên Khiết.

fb yt zl tw