Doanh nghiệp Việt linh hoạt tìm giải pháp thích nghi với "bão thuế" toàn cầu

Chuyên gia cho biết doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược linh hoạt để thích nghi với biến động thị trường, trong bối cảnh Mỹ tăng thuế đang tạo ra rào cản lớn cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty Giày Hồng An, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).
Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty Giày Hồng An, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).

Thương mại quốc tế trong những ngày này đang có nhiều dự cảm về sự bất ổn. Đặc biệt mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% với hàng hóa từ Canada và Mexico; đồng thời, áp thuế bổ sung 10% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc đã có hành động "đáp trả" bằng cách siết chặt xuất khẩu một số mặt hàng kim loại quan trọng và chính thức nộp đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nguy cơ thương chiến Mỹ-Trung đang hiện hữu ngày càng rõ nét và khả năng bão thuế toàn cầu có thể gây nhiều tác động tới các nền kinh tế; trong đó có Việt Nam.

Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam ghi nhận các ý kiến, nhận định của đại diện một số hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu - vốn sẽ là đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi tình hình này.

Ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh áp thuế lên hàng hóa Mexico, Canada và Trung Quốc. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có độ thâm hụt thương mại với Mỹ khá lớn nên cũng có nguy cơ.

Nếu bị đánh thuế, hàng Việt khó cạnh tranh với hàng dệt may từ Bangladesh hay Ấn Độ. Vì vậy, giải pháp mềm mại nhất là nên vừa bán hàng, vừa hợp tác đầu tư.

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành da giày. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng nhập khẩu một số mặt hàng máy móc, công nghệ…

Việc này cũng giúp doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận dây chuyền sản xuất, máy móc, công nghệ hiện đại từ Mỹ. Tức là thay vì nhập khẩu từ một số nước có giá trị cao, chúng ta có thể chuyển dần sang nhập khẩu từ Mỹ.

Mặt khác, doanh nghiệp cần kiểm soát xuất khẩu sang Mỹ một cách thực chất, nhất là cần tránh tình trạng “chuyển tải” sản xuất.

Tức là giải quyết tình trạng đưa sản phẩm đã sơ chế hoặc thậm chí sản xuất gần hoàn thiện ở nước ngoài sau đó đưa về Việt Nam với danh nghĩa bán thành phẩm và làm một số công đoạn với giá trị rất thấp như đóng gói, dán nhãn rồi xuất khẩu đi.

Ông Trần Quốc Mạnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam

Tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến động, gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành đồ gỗ xuất khẩu. Diễn biến kinh tế toàn cầu hiện rất khó lường, luôn thay đổi và khác biệt so với trước đây.

Nếu trước kia có thể dự đoán kinh tế dựa vào tình hình chính trị, thì nay mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Thị trường có thể thay đổi hoàn toàn chỉ sau một đêm, tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt, việc Mỹ tăng thuế gần đây đã gây áp lực nặng nề, tạo ra rào cản lớn cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Khi mức thuế từ 5 - 10% tăng lên 25%, gần như không doanh nghiệp nào có thể tăng lợi nhuận gấp đôi trong thời gian ngắn để bù đắp chi phí này.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Công ty sản xuất đồ gỗ Hiệp Long, phường An Phú, thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương).
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở Công ty sản xuất đồ gỗ Hiệp Long, phường An Phú, thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương).

Để ứng phó, các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu một cách linh hoạt để có thể điều chỉnh hoặc thay đổi chiến lược khi thị trường biến động.

Chẳng hạn, nếu Mỹ tăng thuế, doanh nghiệp cần có ngay kế hoạch ứng phó, từ tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất đến điều chỉnh mục tiêu kinh doanh.

Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng giảm, chỉ những doanh nghiệp có nội lực mạnh mới có thể tồn tại. Sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp nào không thích ứng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Do đó, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường để tránh rủi ro khi phụ thuộc vào một khu vực nhất định.

Chuyển đổi số cũng là yêu cầu cấp thiết, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và mở rộng kênh phân phối thông qua không gian mạng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa quy trình bán hàng.

Ngành đồ gỗ Việt Nam có nhiều lợi thế riêng biệt. Các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu từ Mỹ, vừa phục vụ xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nước.

Khi các thị trường nhập khẩu yêu cầu xác minh nguồn gốc, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nhờ sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, minh bạch.

Ngoài ra, nguồn gỗ tràm bông vàng trong nước ngày càng dồi dào cũng giúp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, tối ưu hóa chi phí sản xuất. Đặc biệt, người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm từ gỗ nguyên liệu trong nước.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng lợi thế này, vừa có thể hạ giá thành, vừa gia tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Việc phối hợp chặt chẽ với các đối tác Mỹ trong minh bạch hóa nguồn gốc gỗ không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, dài hạn.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10

Đầu tháng Hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh áp thuế lên hàng hóa Mexico, Canada và Trung Quốc. Theo đó, năng lượng nhập khẩu từ Canada sẽ bị áp thuế 10%, trong khi mặt hàng này từ Mexico vẫn chịu thuế 25%.

Các mặt hàng khác từ Mexico và Canada chịu mức thuế 25% và toàn bộ hàng Trung Quốc bị áp thêm 10% từ ngày 4/2.

May hàng xuất khẩu tại Công ty may Tinh Lợi (Hải Dương).
May hàng xuất khẩu tại Công ty may Tinh Lợi (Hải Dương).

Trong lĩnh vực dệt may, thị trường Mỹ hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, việc Mỹ tăng thuế lên hàng hóa từ Trung Quốc cũng là cơ hội lớn của ngành dệt may Việt Nam để có thể tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ.

Tuy vậy, hiện kim ngạch xuất khẩu dệt may từ Việt Nam vào Mỹ là xuất siêu và không loại trừ thời gian tới sẽ bị áp thuế. Vì vậy, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu.

Ngoài các thị trường chính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, trong nhiều năm qua, thông qua 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết đa phương và song phương, doanh nghiệp đã có nhiều có hội mở rộng thị trường.

Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thì lượng hàng xuất khẩu vào Canada là rất lớn.

May 10 xác định thị trường ASEAN và Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng thông qua các Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và sáu đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển nông, lâm sản hàng hóa nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học. Trong 10 năm qua, diện tích trồng cafe tại khu vực tăng 54%, sản lượng tăng 265%, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây ăn quả, cây dược liệu.

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Miễn, giảm 50% cho 46 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từ 1/7

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 64/2025/TT-BTC quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Theo đó, hàng chục khoản phí, lệ phí sẽ được miễn, giảm 50% để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân từ hôm nay 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 8% theo quy định tại Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc kể từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt - xã NTM đầu tiên của huyện Mù Cang Chải mang lại nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Khơi dòng phát triển

Tròn 80 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc vượt qua bao thăng trầm lịch sử, từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn vươn lên mạnh mẽ, tự tin hội nhập.
Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Đồng bộ trong quản lý nguồn gốc sản phẩm

Mã số, mã vạch được coi là “chứng minh thư” của sản phẩm, giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, hỗ trợ quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mã số, mã vạch đang bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc.

fb yt zl tw