Đoàn nghệ nhân kéo co dân tộc Tày tỉnh Lào Cai tham gia Liên hoan trình diễn Nghi lễ và trò chơi Kéo co năm 2023

Từ ngày 17 - 18/11, tại Hà Nội diễn ra Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Nghi lễ và trò chơi Kéo co năm 2023.

kc2.jpg
Nghệ nhân ưu tú Lâm Quang Cửa (ngoài cùng bên phải) đại diện cho Cộng đồng di sản Kéo co người Tày, Giáy tỉnh Lào Cai cùng đại diện cộng đồng di sản kéo co các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội tại bục vinh danh di sản.

Liên hoan có sự tham gia của gần 500 nghệ nhân và người thực hành Nghi lễ và trò chơi Kéo co đến từ các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, thành phố Hà Nội (Việt Nam) và thành phố Dangjin (tỉnh Chungcheongnam, Hàn Quốc).

kc1.1.jpg
Đồng chí Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Đoàn nghệ nhân kéo co dân tộc Tày tỉnh Lào Cai tại liên hoan.

Năm 2015, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Campuchia, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việt Nam có bốn địa phương, gồm Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội có di sản được ghi danh.

Đây là lần đầu tiên liên hoan diễn ra tại Việt Nam, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, UBND quận Long Biên và các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh tổ chức nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng thực hành di sản Nghi lễ và trò chơi Kéo co tại Việt Nam và các quốc gia có di sản được ghi danh.

"Liên hoan nghi lễ và trò chơi kéo co 2023" được tổ chức tại đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) với chuỗi các sự kiện diễn ra như: Tọa đàm; Triển lãm "Chung một sợi dây"; giao lưu văn nghệ; trình diễn Nghi lễ và trò chơi Kéo co.

kc3.jpg
Đoàn nghệ nhân kéo co dân tộc Tày thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà tại Chương trình giao lưu văn nghệ.

Liên hoan quy tụ đại diện 8 cộng đồng thực hành Nghi lễ và trò chơi Kéo co đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội và thành phố Dangjin (tỉnh Chungcheongnam, Hàn Quốc). Trong đó, tỉnh Lào Cai có sự tham gia của đoàn nghệ nhân kéo co dân tộc Tày.

Ngoài ra, trong số 8 cộng đồng tham gia có 2 cộng đồng chưa tham gia hồ sơ UNESCO là Kéo mỏ ở Ngải Khê - Phú Xuyên (Hà Nội) và Kéo co Hòa Loan - Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Qua sự kiện này mở ra cơ hội kết nối các cộng đồng kéo co, mở rộng và bổ sung hồ sơ ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

kc5.jpg
kc4.jpg
Trình diễn Nghi lễ và trò chơi Kéo co dân tộc Tày tỉnh Lào Cai.

Nghi lễ và trò chơi Kéo co là một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá, vừa là trò chơi hấp dẫn vừa là nghi lễ thiêng liêng gắn kết với đời sống tinh thần, tâm linh và ước vọng tốt đẹp của cộng đồng. Do đó, các tỉnh, thành phố có di sản Nghi lễ và trò chơi Kéo co cần chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị của trò chơi dân gian độc đáo này trong đời sống đương đại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw