Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính tại Bảo Thắng

Ngày 8/5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Vũ Văn Cài, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Bảo Thắng, giai đoạn 2019 - 2023.

đồng chí bí thư huyện ủy phát biểu.jpg
Lãnh đạo huyện Bảo Thắng báo cáo tại buổi giám sát.

Thực hiện Nghị quyết số 653 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Thắng thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp theo quy định là 1 đơn vị (xã Phố Lu). Số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Bảo Thắng thực hiện sáp nhập và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trong giai đoạn 2019 - 2023 là 5 đơn vị (gồm xã Phố Lu, Xuân Giao, Gia Phú và thị trấn Phố Lu, thị trấn Tằng Loỏng). Trong đó: thực hiện sáp nhập xã Phố Lu vào thị trấn Phố Lu, lấy tên gọi là thị trấn Phố Lu; điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính xã Xuân Giao để mở rộng thị trấn Tằng Loỏng; điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính xã Gia Phú để mở rộng thành phố Lào Cai.

UBND huyện Bảo Thắng đã thực hiện xong việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính xã Phố Lu với thị trấn Phố Lu. Hiện tại, số lượng cán bộ, công chức thị trấn Phố Lu là 22 biên chế, đảm bảo đúng số lượng biên chế được giao theo đơn vị hành chính.

Trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023, huyện Bảo Thắng đã thực hiện việc sáp nhập 47 thôn, tổ dân phố thành 27 thôn, tổ dân phố mới và đổi tên 2 thôn thành tổ dân phố.

Tại buổi làm việc, huyện Bảo Thắng đề xuất, kiến nghị một số nội dung: HĐND tỉnh xem xét, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố nghỉ do dôi dư khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập; UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện việc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung của người dân các thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập; UBND tỉnh tiếp tục quan tâm bố trí nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển, nâng đô thị Phố Lu thành đô thị loại IV, tiến tới xây dựng huyện Bảo Thắng đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao và từng bước trở thành thị xã Bảo Thắng trước năm 2030.

Toàn cảnh.jpg
Đồng chí Vũ Văn Cài, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh kết luận buổi giám sát.

Kết luận buổi giám sát, đồng chí Vũ Văn Cài, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh ghi nhận công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị từ huyện đến xã, tạo được sự đồng thuận của Nhân dân. Sau sáp nhập, huyện đã sớm ổn định tổ chức bộ máy của thị trấn Phố Lu đi vào hoạt động có hiệu quả; sắp xếp, bố trí cán bộ dôi dư hợp lý...

Đoàn đề nghị Bảo Thắng tiếp tục bám sát nhiệm vụ của tỉnh, kế hoạch của các ban, sở, ngành để sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập các thôn, tổ dân phố theo lộ trình; bổ sung hồ sơ, thủ tục trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng cơ sở vật chất sau sáp nhập; quan tâm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đồng thời ghi nhận những kiến nghị đề xuất của huyện để tổng hợp làm việc với tỉnh, trình Quốc hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw