Điện ảnh và du lịch: Đồng hành để phát triển

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: Phim ảnh và âm nhạc là con đường để 'tiếp thị' hình ảnh đất nước, con người nhanh, hiệu quả. Sở hữu kho tài sản khổng lồ về bối cảnh phim nhưng điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thật sự 'làm giàu' được từ khối tài sản này, là điều trăn trở của các cơ quan quản lý và các nhà sản xuất phim.

Cảnh trong phim Nhà bà Nữ. (Ảnh: Đoàn làm phim)

Cảnh trong phim Nhà bà Nữ. (Ảnh: Đoàn làm phim)

Bối cảnh hiện nay, cần có nhiều hơn nữa các cơ chế, chính sách nhằm tạo sức hút với các đoàn làm phim trong nước và quốc tế (tạo lập cơ sở vật chất hiện đại, chính sách ưu đãi hỗ trợ địa điểm, lưu trú, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, ưu đãi các đoàn làm phim vay vốn với lãi suất thấp…). Ðịnh hướng này đã được thể hiện trong Luật Ðiện ảnh năm 2022.

Trung tuần tháng 6 tới, dự kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn liên kết các thương hiệu Du lịch-Ðiện ảnh Việt Nam. Tiêu điểm là bàn về tạo lập chính sách thuận lợi cho các đoàn làm phim trong và ngoài nước và kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy kết nối điện ảnh-du lịch.

Con số tổng doanh thu phòng vé đạt xấp xỉ 1.100 tỷ đồng của điện ảnh Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 đang thật sự là một tín hiệu lạc quan đối với ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế hàng đầu trong số 12 ngành công nghiệp văn hóa của đất nước. Bốn trong số 10 bộ phim ra rạp trong chưa đầy 6 tháng qua, đã cán mốc doanh thu một trăm tỷ đồng/phim. Trong đó, "Nhà bà Nữ" đạt doanh thu 475 tỷ đồng; "Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh" vượt mốc doanh thu hơn 260 tỷ đồng; "Chị chị em em 2" và "Siêu lừa gặp siêu lầy" cùng có doanh thu hơn 120 tỷ đồng/phim.

Nếu so với năm 2019 (trước dịch Covid-19 và là năm được xem là đỉnh cao doanh thu của phim Việt, với tổng doanh thu 1.200 tỷ đồng), trong bối cảnh sau hơn 3 năm trì trệ do đại dịch, đây quả là một bước nhảy vọt!

Công bằng mà nói, doanh thu trăm tỷ đồng/phim luôn là "mức xà" không dễ vượt qua đối với phim ảnh Việt. Năm 2022, thị trường phim Việt chỉ duy nhất "Em và Trịnh" cán mốc doanh thu trăm tỷ đồng. Nếu nhìn vào thống kê trong hai chục năm trở lại đây, có 19 phim đạt doanh thu từ 100 tỷ đồng/phim trở lên, thì giai đoạn 2010-2019 có 9 phim (riêng năm 2019 có 5 phim). Song, chỉ từ năm 2020 đến nay, đã có 10 phim đạt doanh thu hơn trăm tỷ đồng. Ðiều đó cho thấy tín hiệu xán lạn của ngành công nghiệp điện ảnh Việt.

Nếu năm 2003, "Gái nhảy" của đạo diễn Lê Hoàng là bộ phim điện ảnh thương mại đầu tiên, thì chỉ hơn 10 năm sau, "Ðể mai tính 2" là bộ phim đầu tiên đạt doanh thu phòng vé 100 tỷ đồng. Kế đó, chỉ sau 6 năm, "Hai Phượng" đã có doanh thu phòng vé vượt qua mốc 200 tỷ đồng (vào năm 2019). Năm 2023, chỉ mất chưa đầy 4 năm, "Nhà bà Nữ" của nhà sản xuất Trấn Thành đã đạt doanh thu xấp xỉ 500 tỷ đồng.

Sau những bộ phim Việt có doanh thu hơn 200 tỷ đồng, nhiều chuyên gia nhận định, mục tiêu tiếp theo của điện ảnh Việt là doanh thu nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, với ngưỡng doanh thu này thì các yếu tố số lượng rạp, chất lượng phim, thói quen ra rạp xem phim của công chúng phải được cải thiện đồng bộ. Trong giai đoạn trước mắt, ngành công nghiệp điện ảnh Việt, các nhà sản xuất phim chiếu rạp phải thật sự nỗ lực mới mong cạnh tranh được với các nền tảng trực tuyến đang rất phát triển, để khiến công chúng chịu bỏ tiền đến rạp xem phim.

Trong "bức tranh" nhiều điểm sáng của thị trường phim ảnh nửa đầu năm 2023, chất lượng các bộ phim ra rạp vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Thị trường điện ảnh Việt đang rất cần một sự phát triển bền vững. Lượng khán giả đến rạp phụ thuộc vào số lượng và chất lượng phim, nhất là phim Việt Nam. Công chúng đến rạp nhiều thì nhà sản xuất mới có kinh phí để tiếp tục đầu tư sản xuất phim; các cụm rạp mới có điều kiện mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố hơn...

Xét đến cùng, vai trò của con người - của người sáng tạo ra sản phẩm điện ảnh - là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vậy, cần phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ làm phim… và tìm kiếm, gia tăng lượng khán giả đến rạp xem phim, nhất là lớp khán giả mới, những người trẻ.

Hiện nay, dù thị trường điện ảnh Việt có hàng trăm công ty đăng ký sản xuất phim, song số các đơn vị có phim ra rạp đều đặn, giữ uy tín và chất lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, cùng với tiềm năng dồi dào về cảnh đẹp, danh thắng, Việt Nam cần có những cơ chế, chính sách nhằm tạo sức hút với các đoàn làm phim trong nước và quốc tế. Ðiện ảnh là môn nghệ thuật có khả năng tiếp cận quốc tế một cách mạnh mẽ, thích hợp trong quảng bá du lịch, đưa khung cảnh ngoài đời vào lăng kính điện ảnh. Những bộ phim thành công, độ phủ sóng của bối cảnh trong phim lại càng rộng lớn hơn.

Nhiều nền điện ảnh đã tạo nên những điểm du lịch hút khách nhờ bối cảnh trong các bộ phim. Ðể không lãng phí tiềm năng, cần tăng cường các giải pháp quảng bá để thu hút các đoàn làm phim quốc tế; đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà làm phim, các đạo diễn tài năng trong nước cho ra đời nhiều hơn những bộ phim thu hút người xem.

Theo Báo Nhân Dân null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài cuối: Gìn giữ, phát huy những mạch nguồn

Sông Hồng có tổng chiều dài 1.149 km, bắt đầu từ dãy núi Ngọa Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sau đó chảy qua lãnh thổ Việt Nam hơn 500 km trước khi hòa vào đại dương bao la. Trên địa phận Việt Nam, dòng sông chảy qua 9 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình. Những mạch nguồn văn hóa được kết tinh, phát huy cả ngàn đời nay dọc dòng sông lớn đã tạo nên dòng chảy văn hóa, nền văn hóa sông Hồng mang những nét riêng có.

Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 3: Lắng sâu giai điệu dân ca

Cùng với tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa chứa đựng hoạt động tín ngưỡng tâm linh độc đáo, trong hành trình đến với vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tìm hiểu, trải nghiệm không gian diễn xướng, nghệ thuật trình diễn dân gian của những làn điệu dân ca. Mỗi lời hát, điệu múa thấm đượm tình người hồn hậu, tạo nên nét văn hóa độc đáo ở các vùng quê nơi dòng "sông Mẹ" chảy qua.

Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm Bài 2: Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong hành trình khám phá di sản văn hóa phi vật thể dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các tỉnh và tìm hiểu nhiều nét văn hóa đẹp của các địa phương, các dân tộc. Dọc dài đôi bờ dòng sông, tín ngưỡng thờ Mẫu sâu đậm trong đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng.

Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Nhịp điệu Sông Hồng - vang mãi ngàn năm: Bài 1: Văn hóa tâm linh miền sông nước

Sông Hồng là dòng sông lớn nhất miền Bắc, được coi là dòng sông mẹ, bồi đắp phù sa cho các khu vườn ven sông trải dài từ nơi chảy vào đất Việt là Lào Cai đến hạ lưu là cửa biển Ba Lạt (tỉnh Thái Bình). Từ những bãi bồi phì nhiêu, cư dân khắp nơi đã cùng tụ họp về đây từ buổi dựng nước Văn Lang (theo các dấu tích khảo cổ, nhiều hiện vật được tìm thấy là minh chứng người Việt cổ đã cư trú ở đây từ thời kỳ dựng nước Văn Lang), tạo nên những ngôi làng cổ hàng nghìn năm.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

fb yt zl tw