Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho cán bộ làm công tác tuyên giáo

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại ATK (an toàn khu) Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp. Tuyên Quang một lần nữa trở thành "Thủ đô kháng chiến" của cả nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thời gian đó, thôn Thia, xã Tân Trào là nơi ở và làm việc của Ban Tuyên huấn Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương.

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm Bia di tích Ban Tuyên huấn Trung ương.

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm Bia di tích Ban Tuyên huấn Trung ương.

Theo tài liệu của Bảo tàng Tuyên Quang, giai đoạn từ cuối năm 1949 đến năm 1953, Ban Tuyên huấn Trung ương đã đặt trụ sở làm việc trên một quả đồi tại thôn Thia, xã Tân Trào. Ban đầu, mới chỉ có nhà ở, làm việc cho cán bộ nhân viên và một bếp ăn tập thể.

Một thời gian sau, làm thêm một hội trường rộng để sử dụng cho công việc tập huấn, hội họp, duyệt các chương trình văn công, văn nghệ, phim ảnh. Tất cả các ngôi nhà được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá cọ. Chung quanh có hệ thống hầm hào phòng không, bảo đảm an toàn.

Toàn cảnh Khu di tích Ban Tuyên huấn Trung ương chụp từ trên cao.

Toàn cảnh Khu di tích Ban Tuyên huấn Trung ương chụp từ trên cao.

Chị Đỗ Phương Thảo, Hướng dẫn viên Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào cho biết, những năm tháng sống và làm việc tại đây, các thế hệ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương được đồng bào các dân tộc thôn Thia, xã Tân Trào che chở, đùm bọc, giúp đỡ, góp phần hoàn thành sứ mệnh là cơ quan tham mưu giúp Trung ương Đảng, Bác Hồ giành được nhiều thành quả cách mạng to lớn. Ban tập trung vào việc tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng là tập trung toàn bộ lực lượng, công sức tiến hành 2 nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Cũng trong thời gian này, Ban dần dần được phát triển, đã có một số tiểu Ban chuyên trách như: tiểu Ban Văn hóa Trung ương và ra thêm tờ báo Đảng "Tờ sinh hoạt nội bộ". Đồng chí Trần Quang Huy - Chánh Văn phòng Tổng Bí thư được đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh giao phụ trách công tác tuyên truyền Trung ương và tờ báo Sự Thật.

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang chụp ảnh lưu niệm cùng bà con nhân dân thôn Thia, xã Tân Trào tại Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương.

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang chụp ảnh lưu niệm cùng bà con nhân dân thôn Thia, xã Tân Trào tại Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng huấn luyện, tháng 5/1950, Ban Bí thư triệu tập Hội nghị huấn luyện toàn quốc lần thứ nhất tại Hội trường của Ban tại thôn Thia, xã Tân Trào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với hội nghị. Người nhấn mạnh ba vấn đề lớn: phải thiết thực, chu đáo trong công việc huấn luyện; phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học; khuyết điểm cần sửa chữa ngay trong việc huấn luyện. Người nêu ra 6 điểm về cách huấn luyện cần chú ý: “Cốt thiết thực, chu đáo, hơn tham nhiều; huấn luyện từ dưới lên trên; gắn liền lý luận với công tác thực tế; phải nhằm đúng nhu cầu; chú trọng việc cải tạo tư tưởng; lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc; đồng thời phải học nhiều nghị quyết, chỉ thị, luật, lệnh của đoàn thể và Chính phủ”.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ, Ban Tuyên huấn Trung ương đã tổ chức việc bồi dưỡng chính trị cho văn nghệ sĩ, lập các đội công tác đi sát quần chúng để phục vụ việc tuyên truyền đường lối kháng chiến và mở rộng các phong trào quần chúng.

Ngày 16/4/1951, Ban Chấp hành Trung ương ra nghị quyết về việc thành lập các ban, tiểu ban giúp việc và chỉ định cán bộ vào các ban, tiểu ban; Ban Tuyên huấn Trung ương gồm các đồng chí: Trường Chinh (Trưởng Ban), Phạm Tô, Tố Hữu, Trần Quang Huy, Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Lê Quang Đạo, Nguyễn Chương, Nguyễn Khánh Toàn và Minh Tranh. Đồng chí Tố Hữu được cử làm Phó Ban Thường trực Ban Tuyên huấn Trung ương.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tặng quà người dân thôn Thia, xã Tân Trào nhân dịp về nguồn kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo. (Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo)

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tặng quà người dân thôn Thia, xã Tân Trào nhân dịp về nguồn kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo. (Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo)

Đầu năm 1952, tại thôn Thia, xã Tân Trào, Ban Tuyên huấn Trung ương đã tổ chức đợt triển lãm hội họa toàn quốc. Trong dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư thân ái hỏi thăm anh chị em họa sĩ và các văn nghệ sĩ. Trong thư, Người viết: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy....

Chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh... Chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng... vì sáng tác thì cần hiểu thấu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân... Muốn tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi thì anh chị em nghệ thuật cần phải dùng phương pháp phê bình và tự phê bình...”.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa II, cuộc vận động chỉnh huấn trong Đảng, trong quân đội, chính quyền, đoàn thể được tiến hành. Ban Tuyên huấn Trung ương đã mở hai lớp chỉnh huấn đầu tiên cho nhân sĩ, trí thức tiêu biểu trong, ngoài Đảng với phương châm “thông tư tưởng, mở dọn đường cho công tác phản phong” sắp tới.

Ngày 11/5/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự khai giảng lớp chỉnh huấn đầu tiên tại hội trường của Ban Tuyên huấn Trung ương tại thôn Thia, xã Tân Trào. Nói chuyện với các học viên, Người nêu rõ mục đích của chỉnh huấn trong Đảng “là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản” và nhấn mạnh: “Là một đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng”.

Người căn dặn mọi người phải thành khẩn học tập, thật thà tự phê bình và phê bình, trau dồi thêm kinh nghiệm và đạo đức cách mạng vì “Cán bộ quyết định mọi việc. Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan trọng. Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”.

Các lớp chỉnh huấn tiếp theo được Ban Tuyên huấn Trung ương mở liên tục cho các cấp và đã được hầu hết cán bộ tham gia và luôn được các cấp ủy lãnh đạo chặt chẽ. Chỉnh huấn đã làm cho cán bộ thấu suốt hơn đường lối cách mạng, quan điểm kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, quan điểm quần chúng, nâng cao ý chí quyết tâm chống đế quốc, phong kiến, chống khuynh hướng bi quan, dao động.

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang chụp ảnh lưu niệm tại Bia di tích Ban Tuyên huấn Trung ương. (Ảnh: Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương)

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang chụp ảnh lưu niệm tại Bia di tích Ban Tuyên huấn Trung ương. (Ảnh: Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương)

Tháng 9/1953, do yêu cầu của kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ di chuyển lên ATK Kim Quan Thượng, Ban Tuyên huấn Trung ương cũng chuyển đến ở, làm việc tại Kim Quan Hạ để tiện cho việc chỉ đạo của Trung ương Đảng.

Năm 2005, di tích Ban Tuyên huấn Trung ương tại thôn Thia, xã Tân Trào đã được Bộ Văn hóa-Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, di tích đã trở thành một điểm di tích lịch sử quan trọng trong hệ thống các di tích lịch sử của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào. Là nơi ghi dấu một thời kỳ hoạt động đầy gian khổ nhưng rất đỗi tự hào và là nơi khắc ghi những dấu mốc rất quan trọng viết lên trang sử vẻ vang của ngành tuyên giáo, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho cán bộ làm công tác tuyên giáo.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong khảo sát khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kho Vàng

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong khảo sát khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kho Vàng

Chiều 15/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi khảo sát thực địa vị trí, phương án xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) và nơi tạm lánh trên núi của 17 hộ dân với 115 khẩu.

Trưởng Ban Dân vận Trung ương thăm hỏi, tặng quà người dân bị thiệt hại tại Bắc Hà

Trưởng Ban Dân vận Trung ương thăm hỏi, tặng quà người dân bị thiệt hại tại Bắc Hà

Sáng 15/9, đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác đã đến thăm, động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3 tại xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà.

Miễn thu phí đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ thiệt hại do bão Yagi

Miễn thu phí đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ thiệt hại do bão Yagi

Theo đề nghị của Cục đường bộ Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa hỗ trợ thiệt hại do cơn bão số 3 khi đi qua các trạm thu phí đối với 4 dự án đường cao tốc đang khai thác do VEC làm chủ đầu tư gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Bảo Yên: Rà soát xác định người mất tích, phục vụ công tác tìm kiếm tại Làng Nủ

Bảo Yên: Rà soát xác định người mất tích, phục vụ công tác tìm kiếm tại Làng Nủ

Sáng 15/9 đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cùng Sở chỉ huy tiền phương tại Làng Nủ, lãnh đạo huyện Bảo Yên, xã Phúc Khánh và người dân thôn Làng Nủ nhằm tiến hành rà soát số hộ, số nhân khẩu trong thôn để xác định chính xác người mất tích nhằm phục vụ công tác tìm kiếm.

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Ấm tình thầy - trò trong những ngày mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, nhiều trường học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều học sinh đang học tập tại các trường không thể về nhà do đường xa, nhiều điểm bị sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, các trường học đã quan tâm bố trí chỗ ăn, ở cho các em đảm bảo an toàn trong đợt mưa lũ.

Dồn sức khắc phục hậu quả sau mưa bão

Dồn sức khắc phục hậu quả sau mưa bão

Chiều 14/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nghe báo cáo về thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 gây ra; triển khai giải pháp khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

fbytzltw